Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Không chủ quan nhưng cũng tránh gây hoang mang không cần thiết về dịch bệnh virus corona

(MangYTe) - Đó là nhấn mạnh của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona của Bộ GDĐT tại cuộc họp Ban Chỉ đạo, chiều 31/1.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ yêu cầu, tăng cường các biện pháp phòng, chống nhằm ngăn chặn sự xâm nhập và lây lan của dịch bệnh; chủ động ứng phó trong trường học nhằm đảm bảo an toàn tính mạng của trẻ em, học sinh, sinh viên, giáo viên, giảng viên, cán bộ, nhân viên trong các cơ sở giáo dục.

Bộ trưởng GD&ĐT đề nghị tuyệt đối không được có tâm lý chủ quan hay giấu thông tin về dịch bệnh, nhưng đồng thời cũng tránh gây hoang mang không cần thiết cho các cơ sở giáo dục. Nghiêm túc triển khai thực hiện Công văn số 79-CV/TW ngày 29/01/2020 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 28/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra.

Đối với các đơn vị chuyên môn Vụ Giáo dục Thể chất (đơn vị thường trực, tham mưu Bộ trưởng về công tác phòng, chống dịch bệnh), các vụ bậc học, Vụ Giáo dục Dân tộc, Vụ GDCT-CTHSSV, Văn phòng Bộ, Bộ trưởng yêu cầu, cần nêu cao trách nhiệm cụ thể trong công tác phòng, chống dịch tùy theo lĩnh vực phụ trách và được phân công.

Trước đó, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra. Đồng thời, ban hành kế hoạch phòng chống dịch bệnh kèm theo Quyết định này.

Ban Chỉ đạo có trách nhiệm chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh trong toàn ngành Giáo dục; có nhiệm vụ xây dựng chương trình hành động, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, ngăn chặn kịp thời không để dịch bệnh xâm nhập vào trường học, sẵn sàng đáp ứng kịp thời với các tình huống về dịch bệnh trong các nhà trường.

Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho học sinh, sinh viên, giáo viên, giảng viên, cán bộ, nhân viên và cha mẹ học sinh về nguyên nhân, hậu quả và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona.

Triển khai các biện pháp phòng bệnh tại các cơ sở giáo dục, đảm bảo các điều kiện về nguồn lực và cơ sở vật chất sẵn sàng đáp ứng kịp thời với các tình huống về dịch bệnh trong các nhà trường.

Ngoài ra, Ban chỉ đạo cũng đã xây dựng các kịch bản sẵn sàng đáp ứng kịp thời với các tình huống về dịch bệnh trong nhà trường.

HÒA THANH

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo dân sinh (http://baodansinh.vn/khong-chu-quan-nhung-cung-tranh-gay-hoang-mang-khong-can-thiet-ve-dich-benh-virus-corona-20200201102854663.htm)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Tôi bị giãn phế quản, bệnh thường bùng phát đợt cấp khi thay đổi thời tiết. Xin bác sĩ cho biết cách phòng tránh giãn phế quản?
  • Tôi năm nay 45 tuổi, từ trước tới giờ khỏe mạnh, không có bệnh gì. Vừa qua có đợt khám sức khỏe của cả khu mới phát hiện ra nhiều người bị nhiễm virut viêm gan C.
  • Nước vào tai là một trong những nguyên nhân gây viêm ống tai ngoài. Bệnh có thể phòng tránh từ những kỹ năng đơn giản.
  • Con trai tôi bị té trầy chân chảy máu, bà nội cháu vội lấy Thu*c lào đắp vào vết thương. Tôi cản lại vì sợ nhiễm trùng thì bà cho rằng, đắp để cầm máu và vết thương nhanh lành.
  • Cách vài tháng lại bị đau vai gáy, chị không đi chữa. Tuần trước, lại đau cứng vùng cổ, vai và cả hai cánh tay, chị Thanh đi khám và hốt hoảng biết mình bị dính khớp ổ bả vai.
  • Thiếu máu não đang có chiều hướng gia tăng mạnh ở người lớn tuổi và gần đây cũng khá phổ biến ở những người trẻ tuổi lao động trí óc, căng thẳng, stress.
  • Bố tôi bị sỏi mật đã mổ nhưng sỏi vẫn tái phát. Xin hỏi bác sĩ vì sao lại tái phát, cách phòng tránh bệnh sỏi mật như thế nào.
  • Với những người chưa bị mắc bệnh nên trang bị cho mình những kiến thức phòng tránh bệnh trước khi quá muộn.
  • Sỏi thận tiết niệu là bệnh lý rất thường gặp, là một hiện tượng chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, lâu ngày kết lại tạo thành sỏi.
  • Dưỡng chất cần thiết cho trẻ em ung thư như chất đạm, đường (carbohydrate), chất béo, nước, vitamin và khoáng chất. Chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp bạn hiểu rõ nhu cầu đặc biệt của con bạn và lên kế hoạch ăn uống cụ thể.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY