Theo trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh lào cai, đơn vị vừa ghi nhận thông tin về một trường hợp bệnh nhân nữ tử vong do bệnh dại. cách đây khoảng 18 tháng bệnh nhân bị chó của gia đình cắn vào ngón trỏ tay trái có chảy máu, sau khi cắn bệnh nhân 3 ngày con chó bị chết. bệnh nhân không tiêm vaccine, huyết thanh phòng bệnh dại.
Sau đó bệnh nhân đi làm tại hà nội đến tháng 1/2023 bệnh nhân có biểu hiện mệt mỏi và đi khám ở bệnh viện tư nhân và được chuyển vào bệnh viện nhiệt đới trung ương với các biểu hiện của bệnh: mệt, khó chịu, khó thở, co giật, xuất tiết đờm dãi nhiều; bệnh nhân được chỉ định lấy mẫu nước bọt và dịch não tuỷ để xét nghiệm, kết quả xác định dương tính với virus dại.
Theo thống kê của Sở Y tế tỉnh Lào Cai, trong 2 tháng đầu năm, địa phương này ghi nhận hơn 200 trường hợp đi tiêm phòng dại do bị chó, mèo cào, cắn. Đáng chú ý, nhiều động vật sau khi cắn người đã lên cơn dại và chết.
Trong khi đó, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Đồng Nai cũng có báo cáo liên tiếp 2 ca nhân viên thú y bị chó dại cắn vào ngày 11 và 21/2. Sau khi cắn, những con chó đều có biểu hiện co giật rồi chết. Hai nhân viên thú y bị chó dại cắn được tiêm vaccine và huyết thanh ngừa dại, theo dõi y tế. Ngay sau đó, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh lập tức điều tra và xử lý ổ dịch chó dại tại địa phương và các nơi có liên quan.
Tại Cần Thơ, riêng Trung tâm Y tế quận Ô Môn ghi nhận 61 trường hợp tiêm phòng dại chỉ trong thời gian 2 tuần (từ ngày 17/2-3/3). Trong đó, số lượng người đến tiêm vaccine do chó cắn là 52, mèo cắn là 9. Đa số trường hợp bị cắn vào tay (20 người), chân (37 trường hợp), còn lại các vị trí khác.
Bscki bạch thị chính - giám đốc y khoa hệ thống trung tâm tiêm chủng vnvc cho biết: số ca tử vong vì bệnh dại chiếm phần lớn trong tổng số ca tử vong vì bệnh truyền nhiễm tại việt nam. đa số các trường hợp tử vong do dại vì chủ quan trong phòng, chống bệnh dại, đặc biệt là không chủ động tiêm ngừa vaccine ngay sau khi bị động vật nghi dại cắn. điều đáng nói, các ca tử vong vì dại chủ yếu là do chó, mèo của gia đình hoặc hàng xóm cắn.
Ts phan văn minh - trưởng phòng dịch tễ - cục thú y cho biết: thời gian gần đây, số người tử vong do bệnh dại có chiều hướng giảm ở các tỉnh nguy cơ cao, ngược lại có xu hướng gia tăng ở các tỉnh nguy cơ thấp và xuất hiện ở một số tỉnh mới. nguy cơ dịch bệnh dại tiếp tục xảy ra và gây bệnh trên người trong thời gian tới là rất cao.
Nêu nguyên nhân, ông minh cho rằng, chủ yếu là do tổng đàn chó, mèo của cả nước tăng với gần 7 triệu con, trong đó tỷ lệ chó, mèo được tiêm phòng trung bình rất thấp, đạt khoảng 40%. chỉ có 13 tỉnh, thành phố đạt tỷ lệ tiêm phòng trên 70% tổng đàn. ngoài ra, chó mắc bệnh dại chủ yếu là chó không xác định được chủ, chưa được tiêm phòng vaccine dại. hiện công tác quản lý đàn chó của một số địa phương chưa chặt chẽ, nhiều địa phương chưa thành lập đội chuyên trách để bắt chó thả rông. nhiều người nuôi cũng chưa chấp hành việc đăng ký, nuôi nhốt chó.
Bên cạnh đó, chế tài xử lý vi phạm quy định về quản lý chó nuôi, tiêm phòng chưa được áp dụng sát sao. công tác thông tin, tuyên truyền phổ biến pháp luật về phòng, chống bệnh dại vẫn còn hạn chế, chưa phong phú. nhân lực tại hệ thống thú y cơ sở còn thiếu về số lượng, chưa được tập huấn về chuyên môn thường xuyên. ngoài ra, công tác phối hợp liên ngành, nhất là ngành thú y, ngành y tế và chính quyền ở một số địa phương còn hạn chế.
Để chủ động phòng, chống bệnh dại, cục y tế dự phòng, bộ y tế khuyến cáo người dân: tiêm phòng đầy đủ cho chó, mèo nuôi và tiêm nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y; không thả rông chó, mèo; chó ra đường phải được rọ mõm; không đùa nghịch, trêu chọc chó, mèo;
Khi bị chó, mèo cắn, cào, liếm cần: rửa kỹ vết thương bằng nước và xà phòng đặc liên tục trong 15 phút, nếu không có xà phòng thì phải xối rửa vết thương bằng nước sạch - đây là biện pháp sơ cứu hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh dại khi bị chó, mèo cắn; sau đó tiếp tục rửa vết thương bằng cồn 70%, cồn iod hoặc povidone, iodine; hạn chế làm dập vết thương và không được băng kín vết thương.
Đến ngay trung tâm y tế gần nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời. chỉ có tiêm phòng mới ngăn ngừa được bệnh dại; tuyệt đối không dùng thuốc nam, không tự chữa, không nhờ thầy lang chữa bệnh dại.