Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Không chủ quan với Paracetamol

(HNM) - Khi bị đau, sốt mọi người thường dùng Thu*c Paracetamol để điều trị. Mặc dù Paracetamol là Thu*c không cần kê đơn nhưng các chuyên gia y tế cảnh báo vẫn có thể gây ngộ độc nếu dùng không đúng cách.

(hnm) - hiện nay, thời tiết đang chuyển từ lạnh sang nồm ẩm ướt, thuận lợi để vi rút, vi khuẩn phát triển gây ho, sốt, đau người và đặc biệt xuất hiện nhiều muỗi, là vật trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết cho người. khi bị đau, sốt mọi người thường dùng thu*c paracetamol để điều trị. mặc dù paracetamol là thu*c không cần kê đơn nhưng các chuyên gia y tế cảnh báo vẫn có thể gây ngộ độc nếu dùng không đúng cách.

Theo tiến sĩ, bác sĩ nguyễn trung nguyên, giám đốc trung tâm chống độc, bệnh viện bạch mai: từ thực tế điều trị cho thấy, các trường hợp ngộ độc thu*c tân dược thường gặp nhất là ngộ độc thu*c paracetamol vì đa số người bị đau, sốt thường dùng thu*c này và đặc biệt đây là thu*c hạ sốt an toàn cho người mắc sốt xuất huyết. các trường hợp ngộ độc paracetamol hay xảy ra với người bị sốt cao, sốt dai dẳng kéo dài đi kèm với đau ê ẩm người đã tự dùng thu*c sai khi thấy uống thu*c xong không đỡ lại uống thêm mà không để ý đến khoảng cách thời gian giữa các liều và không để ý đến tổng liều tối đa được phép.

Để phòng chống ngộ độc, các chuyên gia y tế khuyến cáo: paracetamol dù là thu*c không cần kê đơn dùng để giảm đau, hạ sốt, vẫn luôn phải tuân thủ đúng liều trong mỗi lần uống, khoảng cách giữa các lần uống. theo hướng dẫn của khoa dược, bệnh viện bạch mai: đối với người lớn khi dùng paracetamol uống 3g/ngày, chia làm 4 hoặc 6 lần, cách nhau ít nhất 4 giờ. nhìn chung, không nên vượt quá 3g/ngày. trong trường hợp đau nặng, liều tối đa có thể được tăng lên đến 4g/ngày. không sử dụng bia, rượu trong thời gian uống thu*c paracetamol vì sẽ làm tăng nguy cơ tổn thương gan. dùng paracetamol đối với trẻ em: uống 60mg/kg/ngày, chia làm 4 hoặc 6 lần, tức là 15mg/kg mỗi 6 giờ hoặc 10mg/kg mỗi 4 giờ. tổng liều không được vượt quá 80mg/kg/ngày ở trẻ em có cân nặng dưới 37kg và 3g/ngày ở trẻ có cân nặng trên 37kg.

Mạng Y Tế
Nguồn: Hà Nội Mới (http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Suc-khoe/1026893/khong-chu-quan-voi-paracetamol)

Tin cùng nội dung

  • Khảo sát của các nhà khoa học Úc tại ĐH Sydney mới được công bố trên Tạp chí Y khoa Anh cho thấy Thu*c paracetamol không công hiệu đối với bệnh đau lưng cũng như ít công hiệu với chứng viêm khớp gối và khớp háng nhưng lại có thể gây hại cho gan.
  • TS. John McBride và các cộng sự thuộc Bệnh viện nhi Akron ở bang Ohio (Mỹ) đã tiến hành nghiên cứu với 520.000 trẻ em ở 54 quốc gia trên thế giới.
  • Bé Giang 6 tuổi đang khỏe mạnh bỗng dưng lăn ra ốm, người nóng hầm hập. Chị Loan (mẹ của bé Giang) cặp nhiệt độ cho con, thấy con sốt tới hơn 39 độ C nên chị đã vội vàng chạy ra hiệu Thuốc mua ngay vỉ paracetamol về cho con uống. Sau khi uống Thuốc được hơn 1 ngày thì bé Giang lại có biểu hiện đỏ môi và sau đó thì nổi nhiều bọng nước ở tay và chân.
  • Khi bị nhức đầu (đau đầu) người bệnh có thể nhức ở một bên đầu (nhức nửa đầu) hoặc hai bên đầu nhưng cũng có thể nhức ở phía trước trán hoặc phía sau đầu.
  • Các Thuốc giảm đau, chống viêm thường được sử dụng trong điều trị các bệnh về xương khớp.
  • Đau, sốt là triệu chứng của nhiều bệnh, trong đó có các bệnh truyền nhiễm, các bệnh xuất hiện nhiều khi thời tiết nắng nóng và paracetamol là Thu*c thường được sử dụng để điều trị các triệu chứng này.
  • Paracetamol là loại Thuốc giảm đau, hạ sốt thông thường và phổ biến nhất hiện nay, được bán mà không cần sự kê đơn của bác sĩ. Người bệnh thường có tâm lý sử dụng ngay paracetamol khi có triệu chứng sốt và cảm cúm.
  • Đau là triệu chứng thường gặp và gây nhiều phiền toái, khó chịu cho người bệnh. Để chế ngự các cơn đau, giải pháp được lựa chọn đầu tiên là dùng Thuốc.
  • Vitamin A là dạng vitamin tan trong dầu, có vai trò rất cần thiết cho sức khỏe thị giác, giúp cho các tế bào trong một loạt cấu trúc của mắt luôn khỏe mạnh. Ngoài ra, nó còn rất quan trọng đối với sự biến đổi ánh sáng thành các tín hiệu thần kinh trong võng mạc,
  • Rau là thứ không thể thiếu trong nồi lẩu. Nhưng không phải loại rau nào cũng an toàn khi ăn lẩu, ăn sống. Dưới đây là một số thông tin tham khảo cho bạn đọc.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY