Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Bị sốt sau tiêm phòng Covid-19, tôi có thể hạ sốt bằng cách nào?

Không phải cứ sốt sau tiêm vắc-xin Covid-19 là cần uống Thu*c ngay. Bạn cần biết trong trường hợp nào cần dùng Thu*c, trong trường hợp nào chỉ cần chườm nước ấm...

Sốt là hiện tượng thường gặp sau tiêm phòng vắc-xin Covid-19. Thế nhưng không phải ai cũng nắm rõ cách hạ sốt để cơ thể nhanh chóng khỏe mạnh bình thường sau tiêm. Nhiều người lại quá lo lắng đi mua ngay Thu*c hạ sốt về uống dù có thể chỉ mới hâm hấp nóng đầu.

Vậy khi nào cần hạ sốt, khi nào cần dùng Thu*c ngay? Chuyên gia cho rằng, sốt là hiện tượng có thể gặp sau tiêm phòng vắc-xin Covid-19. Bạn cần căn cứ vào việc mình sốt bao nhiêu độ để có biện pháp can thiệp đúng chuẩn.

Hỏi: Sau khi tiêm phòng Covid-19, tôi bị lên cơn sốt rất khó chịu. Tôi có thể hạ sốt bằng Thu*c gì hay hạ sốt bằng cách nào? Xin bác sĩ chia sẻ!

Hạ sốt sau khi tiêm phòng Covid-19 bằng cách nào?

BS Lê Tiến Huy (Viện phó Viện Khoa học Công nghệ Y dược) trả lời:

Nếu bị sốt < 38,5 độ C, bạn sử dụng phương pháp hạ sốt vật lý: Dùng khăn ẩm nhúng nước ấm vắt khô, lau lên trán nách, cẳng-bàn tay, cẳng- bàn chân. Mục đích của phương pháp là để làm giãn nở lỗ chân long, tăng thải nhiệt cho cơ thể. Lưu ý không được dùng nước lạnh hoặc nước đá vì có thể làm co lỗ chân lông, nhiệt độ thích hợp của nước là 30-35 độ C.

Trong trường hợp bị sốt > 38,5 độ c, bạn dùng paracetamol với liều 10-15mg/kg/lần, không quá 60mg/kg/ngày cho trẻ em và không quá 2g/ngày với người lớn.

Bên cạnh đó phải bổ sung nước điện giải bằng oresol đường uống sẽ giúp cơ thể nhanh phục hồi hơn sau khi tiêm phòng Covid-19.

Chúc bạn vui khỏe!


Tiếp theo

Sau khi tiêm vắc xin bị sốt hay không sốt thì tốt hơn?

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/bi-sot-sau-tiem-phong-covid-19-toi-co-the-ha-sot-bang-cach-nao-20210820125423901.chn)

Tin cùng nội dung

  • Paracetamol (acetaminophen) là một loại Thuốc rất phổ biến, thường được mọi người sử dụng trong các trường hợp hạ sốt, giảm đau.
  • Bệnh nhức nửa đầu tương đối phổ biến, chiếm 10% dân số, nữ thường khổ sở vì bị nhiều hơn nam, đặc biệt thường gặp ở phụ nữ trẻ dưới 45 tuổi.
  • Khảo sát của các nhà khoa học Úc tại ĐH Sydney mới được công bố trên Tạp chí Y khoa Anh cho thấy Thu*c paracetamol không công hiệu đối với bệnh đau lưng cũng như ít công hiệu với chứng viêm khớp gối và khớp háng nhưng lại có thể gây hại cho gan.
  • TS. John McBride và các cộng sự thuộc Bệnh viện nhi Akron ở bang Ohio (Mỹ) đã tiến hành nghiên cứu với 520.000 trẻ em ở 54 quốc gia trên thế giới.
  • Bé Giang 6 tuổi đang khỏe mạnh bỗng dưng lăn ra ốm, người nóng hầm hập. Chị Loan (mẹ của bé Giang) cặp nhiệt độ cho con, thấy con sốt tới hơn 39 độ C nên chị đã vội vàng chạy ra hiệu Thuốc mua ngay vỉ paracetamol về cho con uống. Sau khi uống Thuốc được hơn 1 ngày thì bé Giang lại có biểu hiện đỏ môi và sau đó thì nổi nhiều bọng nước ở tay và chân.
  • Khi bị nhức đầu (đau đầu) người bệnh có thể nhức ở một bên đầu (nhức nửa đầu) hoặc hai bên đầu nhưng cũng có thể nhức ở phía trước trán hoặc phía sau đầu.
  • Các Thuốc giảm đau, chống viêm thường được sử dụng trong điều trị các bệnh về xương khớp.
  • Đau, sốt là triệu chứng của nhiều bệnh, trong đó có các bệnh truyền nhiễm, các bệnh xuất hiện nhiều khi thời tiết nắng nóng và paracetamol là Thu*c thường được sử dụng để điều trị các triệu chứng này.
  • Paracetamol là loại Thuốc giảm đau, hạ sốt thông thường và phổ biến nhất hiện nay, được bán mà không cần sự kê đơn của bác sĩ. Người bệnh thường có tâm lý sử dụng ngay paracetamol khi có triệu chứng sốt và cảm cúm.
  • Đau là triệu chứng thường gặp và gây nhiều phiền toái, khó chịu cho người bệnh. Để chế ngự các cơn đau, giải pháp được lựa chọn đầu tiên là dùng Thuốc.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY