Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Không để ý đến chế độ dinh dưỡng của cha mẹ: Hậu quả vô cùng nghiêm trọng và điều cần làm ngay từ hôm nay

Người cao tuổi nên có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, giữ tinh thần thoải mái và duy trì vận động vừa sức để cải thiện sức khỏe, làm chậm quá trình lão hóa và có tuổi thọ dài hơn.

Ai cũng nghĩ "người già thì ăn uống là bao" hay "chuyện ăn uống quan trọng gì, người già cần vui vẻ là chính". Liệu có phải người già ăn uống càng đơn giản càng tốt, chỉ cần ngon miệng là được, còn ăn gì không quan trọng? Câu trả lời là "KHÔNG".

Với người già, chuyện ăn uống cũng quan trọng không kém gì việc phải có một tinh thần thoải mái. Đừng thấy ông bà, cha mẹ chúng ta vẫn vui vẻ ăn uống mà an tâm. Chuyện ông bà ăn uống như thế nào mới là quan trọng.

Khi có tuổi, các cơ quan trong cơ thể dần bị lão hoá, suy giảm chức năng. Đây là lý do chính khiến sức khoẻ của người cao tuổi sa sút, chất lượng cuộc sống đi xuống, người già dễ mắc nhiều bệnh về thể chất cũng như rơi vào trạng thái tâm lý không ổn định... Tất cả những yếu tốt này đều có thể ảnh hưởng đến sự ngon miệng cũng như nhu cầu ăn uống của người già, có người chán ăn, có người lại ăn rất nhiều nhưng lại chỉ ăn những thứ mình thích chứ không ăn uống đủ chất... hậu quả là dẫn đến suy dinh dưỡng.

Suy dinh dưỡng ở người già nguy hiểm thế nào? Làm thế nào để nhận biết dấu hiệu suy dinh dưỡng ở người cao tuổi cũng như cách phòng tránh hiệu quả?

Tất cả những vấn đề liên quan đến Phòng tránh suy dinh dưỡng ở người cao tuổi sẽ được bác sĩ DƯƠNG THỊ PHƯỢNG, Khoa Dinh dưỡng & Tiết chế, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, giải đáp trong chương trình "Chuyện khó có bác sĩ" sẽ đề cập đến chủ đề PHÒNG TRÁNH SUY DINH DƯỠNG NGƯỜI CAO TUỔI dưới đây.

Cùng theo dõi chương trình tại đây để biết cách chăm sóc sức khoẻ ông bà, cha mẹ mình tốt hơn nhé:

Buổi livestream chủ đề phòng tránh suy dinh dưỡng người cao tuổi nằm trong chuyên đề mang tên "sống khoẻ - quà tặng cháu con" được thực hiện dưới sự hợp tác giữa bệnh viện đại học y hà nội với công ty truyền thông vccorp và mạng xã hội lotus. thông qua buổi livestream, các chuyên gia mong muốn bản thân những người cao tuổi và thế hệ con cháu của họ hiểu đúng về tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với sức khỏe người cao tuổi, từ đó góp phần nâng cao tuổi thọ để ông bà, cha mẹ sẽ sống khỏe, sống vui vẻ và trường thọ bên con cháu.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/phong-tranh-suy-dinh-duong-o-nguoi-cao-tuoi-nhung-viec-can-lam-ngay-tu-hom-nay-20211101142235079.chn)

Tin cùng nội dung

  • Thống kê y tế cũng cho biết, 95% người cao tuổi mắc các bệnh mạn tính và gây Tu vong cao, như bệnh tim mạch, tăng huyết áp, bệnh gan, đái tháo đường, ung thư, vân vân. Làm thế nào để sống khỏe với: ăn khỏe, ngủ ngon, làm việc khỏe, khi tuổi đã cao?
  • Tiểu không tự chủ gây ra nhiều nỗi xấu hổ, e ngại, khiến người mắc bệnh ngại giao tiếp, lâu ngày dẫn đến trầm cảm.
  • Khi hỏi thăm đến sức khỏe ông bà, con cháu hay chính các cụ thường chép miệng: “bệnh già ấy mà”.
  • Các nhà nghiên cứu tại Đại học California, Berkeley nhận thấy rằng, việc ngủ ít ở người cao tuổi, là nguyên nhân dẫn đến việc tăng nguy cơ mất trí nhớ.
  • Tuổi già có những sự khác biệt với tuổi trẻ gây khó khăn cho chẩn đoán. bệnh của người già thường phức tạp, việc chẩn đoán phải nghĩ đến nhiều khả năng
  • Thời tiết ngày Tết thường giá lạnh, nhiều khi còn gặp mưa phùn, gió bấc ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt.
  • Sự suy giảm về các chức năng, đã làm cho cơ thể người cao tuổi, trở nên phức tạp và rất mong manh.
  • Ai cũng có tuổi xuân, ai cũng phải về già và trong quá trình phát triển, cơ thể con người diễn ra hàng loạt thay đổi, âm thầm và nhẹ nhàng đến mức, người trong cuộc ít khi nhận thấy. Trong số này có 7 phát hiện dưới đây, vừa được khoa học nghiên cứu, kiểm chứng.
  • Sức khỏe người cao tuổi đang là một vấn đề xã hội và y học của VN. Với sự phát triển của xã hội, tuổi thọ càng tăng thì càng nhiều người cao tuổi cần được quan tâm, chăm sóc và nâng cao sức khỏe để có một “tuổi vàng” hữu ích cho gia đình và xã hội.
  • Bệnh Alzheimer tăng lên theo tuổi, trung bình 65 tuổi, nữ gặp nhiều hơn nam.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY