Sức khỏe hôm nay

Tuổi cao nhưng sức không cao

Sự suy giảm về các chức năng, đã làm cho cơ thể người cao tuổi, trở nên phức tạp và rất mong manh.

1. Thế nào là người cao tuổi?

Trước hết, trong bài này, chúng tôi muốn thống nhất một vài thuật ngữ, trước khi bàn tới nhiều vấn đề, xoay quanh lớp người đã đi qua đỉnh của cuộc đời. Một số quốc gia gọi người cao tuổi, bằng thuật ngữ người già, một số khác gọi là người xế, một số nơi gọi là người lão. Nhưng trong bài này, chúng tôi không có ý định, phân chia quá rạch ròi những đối tượng như vậy, tạm gộp chung lại, trong một thuật ngữ là người cao tuổi, trong đó bao gồm người lớn tuổi, người già, bậc lão niên.

Vậy thế nào được gọi là cao tuổi? Hiện nay, phần đông trên thế giới, chấp nhận tiêu chí 60 tuổi là mốc, để phân định lớp người cao tuổi. Như vậy, được gọi là cao tuổi, khi tuổi của họ lớn hơn hoặc bằng 60 tuổi. Và, tất cả những người có tuổi từ 60 trở lên, đều được xếp vào nhóm tuổi này.

2. Và những hệ luỵ.

Ở người cao tuổi, phải dùng một cụm từ thế này, thì mới mô tả trọn vẹn đặc điểm của lớp người cao tuổi: “xuống cấp mọi bộ phận S*nh l*”. Nghĩa là, trong cơ thể có bao nhiêu hệ cơ quan, thì có bấy nhiêu hệ cơ quan bị xuống cấp.

Hệ vận động: đây là hệ thống đầu tiên chịu tác động này. có lẽ, do hệ vận động thường xuyên phải chịu đựng sức nặng cơ thể, nên hệ vận động bị tác động rõ nhất. toàn bộ xương khớp trong cơ thể trở nên “lục đục”. xương mỏng hơn, giòn và dễ gẫy. cốt xương trở nên loãng, thiếu can-xi. số lượng các tế bào sinh xương, (tạo cốt bào), bị giảm, và giảm khả năng kiến tạo xương mới. số lượng các tế bào hủy xương, tiêu xương, (hủy cốt bào) tăng lên. vì thế, xương của người cao tuổi mỏng manh đáng ngạc nhiên. song hành cùng với xương là khớp. khớp của người cao tuổi trở nên khô, ít chất nhờn, hạn chế vận động, kém linh hoạt, biên độ vận động hạn chế, và tốc độ vận động bị suy giảm. về mặt cơ thể, chúng ta có thể nhận biết điều này, bởi dáng đi chậm chạp, không còn khả năng chạy nhanh, chạy bền, không còn khả năng tham gia các môn thể thao tốc độ, chiều cao suy giảm, lưng trở nên còng, gù, và có xu hướng chậm chạp.

Da: Da là hệ thống, phải thường xuyên chịu tác động trực diện của môi trường. Bao nhiêu chất hại tác động, thì bấy nhiêu tác hại hệ da phải hứng chịu. Vì thế, hệ da cũng bị xuống cấp khá nhanh chóng. Lớp mỡ dưới da bị mỏng đi, không còn dầy và mỡ màng như trước. Lớp sợi chun và sợi collagen đàn hồi bị cũng mỏng, khiến cho da không còn đầy đặn. Lớp bì của da trở nên quá rộng rãi, khiến cho chúng bị chùng, nhão, chảy xệ. Nhiều nếp nhăn hình thành, và da trở nên lão hóa rõ rệt. Sức miễn dịch của da cũng giảm. Chỉ cần có một vết thương nhẹ ngoài da, cũng trở nên khó liền, và thời gian liền da bị kéo dài. Khả năng hoạt động, của các thành phần phụ thuộc da cũng kém. Móng trở nên bớt bóng bẩy, hay giòn, hay gẫy. Các tế bào sắc tố tổng hợp cho lông, tóc, cũng kém hoạt động, nên tóc trở nên bạc và trắng ra. Mái tóc không còn dày dặn như xưa, hay bị rụng, hay bị gãy. Lông thưa thớt và mong manh.

Hệ thần kinh: Là hệ thống tiếp theo bị tuổi tác phản ứng. Nhưng sự diễn biến ở hệ thần kinh không đồng nhất. Người ta thấy, không phải tất cả các phần, của hệ thần kinh bị xuống cấp đồng loạt và giống nhau. Nhìn chung, chức năng thần kinh không còn nhanh nhạy, và khả năng xử lý thông tin, cũng không còn thần tốc như trước. Tuy nhiên, khả năng ức chế phân biệt, của hệ thần kinh lại trưởng thành đến mức tối đa. Hệ thần kinh của người ngoài 60 tuổi, chỉ hưng phấn trung tâm nào cần hưng phấn, không hưng phấn một cách thừa thãi. Trung tâm nào cần ức chế, sẽ bị ức chế. Vì thế, ở hệ não bộ người cao tuổi, có sự điềm tĩnh một cách lạ thường, như thể những năm sống tuổi trẻ, đã cho họ kinh nghiệm, để họ vững chãi và trưởng thành thần kinh, nhưng dần dần sau đó, các trung tâm của não bộ cũng trở nên kém. Trung tâm thị giác, trung tâm thính giác, trung tâm nhớ, cũng dần bị thu hẹp diện tích, do số lượng các tế bào thần kinh bị suy giảm. Họ trở nên kém trong thị giác, thính giác và trí nhớ. Cũng vì lý do suy giảm số lượng tế bào thần kinh, ở các trung tâm, nên vấn đề tâm lý trở nên thay đổi khá thất thường, vì không còn duy trì sự hài hòa, cân bằng giữa chúng. Thể hiện triệu chứng đó là nhớ nhớ, quên quên, nhớ mọi thứ không chính xác, tính hay thay đổi, hay buồn, hay trầm cảm, hay suy nghĩ, và đặc biệt là rất hay dỗi như thể trẻ con.

Hệ tiêu hóa: là hệ thống tiếp theo bị suy giảm chức năng. sức co bóp của cơ thành ống tiêu hóa bị suy giảm, nên người cao tuổi có xu hướng ăn chậm tiêu. chính sức co bóp giảm, làm hệ tiêu hóa bị giảm nhu động, và người cao tuổi hay bị táo bón. sự phối hợp hoạt động của cơ, vùng hầu họng trở nên kém hơn, nên khi ăn có cảm giác khó nuốt. hoạt động tuyến tiết dịch bị suy giảm tương đối rõ, công năng của chúng chỉ còn chừng 40% so với thời trẻ. cho nên, nhiều chỗ bị “lủng củng”, miệng thì ít nước bọt, nên ăn cảm thấy khô và khó nhai, dạ dày thiếu dịch vị, nên ăn cảm thấy đầy bụng, ruột bị thiếu dịch ruột, nên cảm thấy kém hấp thu, gan thiếu dịch mật, nên chỉ cần sơ sảy chút là đi ngoài.

Hệ tim mạch, hệ hô hấp, hệ bài tiết, cũng không nằm ngoài mục tiêu tấn công của tuổi tác. tim trở nên kém co bóp. hiệu suất co bóp của tim không còn mạnh mẽ như xưa. vì thế, họ không còn khả năng hoạt động sức bền như thời trẻ. thành mạch trở nên giòn, cứng, kém đàn hồi, nên hay bị vữa xơ thành mạch. phổi kém giãn, thể tích lưu thông khí ở phổi bị suy giảm, thể tích khí cặn tăng lên, số lượng các phế nang hữu ích, tham gia vào trao đổi khí máu bị suy giảm. vì thế, thi thoảng người cao tuổi cảm thấy bị hụt hơi, bị kém thở, và hơi tắc nghẽn thở, cũng là điều không khó hiểu.

3. Vấn đề bệnh tật.

Khó có thể nói ai là người không mắc bệnh. Ai cũng có vấn đề riêng của mình, chỉ có điều, vấn đề ấy ở chỗ này hay ở chỗ khác, và mức độ thể hiện ra đến đâu. Trong vấn đề bệnh tật của người cao tuổi, có mấy vấn đề sau cần chú ý:

Thứ nhất, họ là cơ thể đa bệnh tật. Có lẽ vì sự xuống cấp của nhiều bộ phận, nên khi bị bệnh, thì họ sẽ mắc nhiều thứ cùng lúc. Người thì tăng huyết áp, bị thêm rối loạn mỡ máu. Người thì rối loạn giấc ngủ, lại cõng thêm viêm xương khớp. Người thị bị gout, lại thêm cả đái tháo đường. Người thoái hóa xương cột sống, lại mắc thêm vữa xơ động mạch. Người bị đột qụy não, lại có thêm cả rối loạn nhịp tim, vân vân. Cho nên, việc khám xét bệnh cho người cao tuổi, nhất quyết không thể khám qua loa, và không thể khám ở một cơ quan. Bởi họ có thể quên, không nói với bác sĩ chứ thực tình, chỗ nào cũng cần điều trị và chăm sóc.

Thứ hai, triệu chứng thể hiện ở người cao tuổi không rõ ràng, có thể do ngưỡng cảm nhận ở họ trở nên cao hơn, lỳ hóa, nên triệu chứng không thể hiện, hoặc thể hiện rất mập mờ. họ thường ít đến bác sĩ ở giai đoạn đầu, do mức độ phản ứng của cơ thể không rõ ràng này. nhưng khi họ đã đến gặp bác sĩ, thì bệnh đã chính thức bước sang giai đoạn toàn phát. mặt khác, cũng do sự đáp ứng với bệnh tật không rõ ràng, nên nhiều triệu chứng bị thay đổi, lẫn vào các triệu chứng khác. những đặc điểm này, khiến cho đội ngũ y tế, làm việc với người cao tuổi, cần thận trọng: khám bệnh kỹ, hỏi bệnh chi tiết, lưu ý những triệu chứng phụ, để tránh chẩn đoán nhầm.

Thứ ba, sức chống đỡ với bệnh tật ở người cao tuổi trở nên kém. nguyên nhân, do hệ tim mạch không còn sung sức cung cấp máu, cho cơ quan bị bệnh, để chúng có sức bật mạnh, do khả năng miễn dịch đã bị suy giảm, nên sức phục hồi cũng giảm, vân vân. do đó, trong chiến thuật điều trị, cần phải thay đổi, thay vì dùng Thu*c thật mạnh, và tấn công cho dập tắt bệnh, thì cần vừa trị vừa nâng, vừa dùng Thu*c, lại vừa phải nâng đỡ cơ thể, điều trị mang định hướng nâng đỡ cơ thể là chính, để cơ thể tự hồi phục dậy.

Bác sĩ: Phúc Hưng.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/tuoi-cao-nhung-suc-khong-cao-n123490.html)

Tin cùng nội dung

  • Táo bón có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng người già bị táo bón nhiều hơn. Để đề phòng, nên ăn nhiều rau quả, vận động thường xuyên…
  • Chào Mangyte. Tôi là người Đức gốc Việt. Nay tôi 67 tuổi muốn về Việt Nam sống vào thời gian cuối cùng của cuộc đời. Tôi muốn hỏi, nếu tôi mang quốc tịch Đức, thì tôi có được vào sống trong nhà dưỡng lão ORIHOME không? Tôi phải trả một tháng bao nhiêu? Mong nhận được sự giúp đỡ của Mangyte. (Phạm Văn Thi)
  • Alzheimer là bệnh thường gặp nhất ở người cao tuổi (là nguyên nhân của 75% trường hợp sa sút trí tuệ). Người bệnh có dấu hiệu sớm nhất là hay quên, nói lẫn lộn, nói lắp rồi dần dần mất trí nhớ, trầm cảm, ngớ ngẩn.
  • Ngược đãi người cao tuổi là khi người nào đó lợi dụng hoặc gây hại cho người cao tuổi. Ngược đãi người cao tuổi có thể dưới nhiều hình thức khác nhau. Tìm hiểu thêm
  • Hãy dùng danh sách các câu hỏi dưới đây để giúp bạn đánh giá một nơi ở thích hợp cho người cao tuổi, chẳng hạn như nhà dưỡng lão, hay nhà dành cho người cao tuổi tích cực,...
  • Giúp đỡ người cao tuổi đối diện với những thay đổi lớn trong cuộc sống. Nếu bạn là người chăm sóc người cao tuổi hoặc nếu bạn dành nhiều thời gian cho người cao tuổi, hãy học cách giúp họ đối diện với sự mất mát.
  • Viêm phổi là hiện tượng nhiễm khuẩn cấp tính ở phổi, do nhiều nguyên nhân gây nên. Ở nước ta, viêm phổi chiếm khoảng 12% các bệnh về phổi.
  • Đông y gọi viêm phế quản là khái thấu, đàm ẩm. Bệnh do ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt, khí táo hoặc do công năng của 3 tạng phế, tỳ, thận giảm sút. Hàn thấp làm tổn thương tỳ sinh đàm ẩm; nhiệt làm thương phế, thận; phế thận âm hư dẫn đến ho, đờm nhiều. Đông y có rất nhiều phương pháp chữa bệnh này, xin giới thiệu một số bài Thuốc theo kinh nghiệm dân gian rất đơn giản, dễ tìm mà hiệu quả.
  • Dịch vụ phòng ngừa là rất quan trọng cho tất cả mọi người, đặc biệt là đối với người cao tuổi. Đó là vì nguy cơ gặp các vấn đề về sức khỏe tăng lên khi bạn có tuổi. Bằng cách ngăn ngừa, hoặc xác định chúng ở giai đoạn sớm, bạn có nhiều khả năng sống một cuộc sống lâu hơn, khỏe mạnh hơn, và thỏa mãn hơn.
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY