Sức khỏe hôm nay

“Bệnh già” ấy mà

Khi hỏi thăm đến sức khỏe ông bà, con cháu hay chính các cụ thường chép miệng: “bệnh già ấy mà”.

Đôi khi các cụ còn bị hàm oan, khi cho là “nhõng nhẽo như trẻ CON”. Vậy có hay không căn bệnh mang TÊN “tuổi già”?

Thực tế, quá trình lão hóa xảy ra trong cơ thể con người, với các mức độ khác nhau, làm giảm hiệu lực các cơ chế tự điều chỉnh của cơ thể, giảm khả năng thích nghi, bù trừ, do đó không đáp ứng được những đòi hỏi của cuộc sống. Thực trạng cơ thể người cao tuổi, không phải là sự cộng lại một cách máy móc, đơn giản tất cả những biến đổi, mà sự giảm hiệu lực các chức năng, của mọi quá trình chuyển hóa, sẽ làm xuất hiện những cơ cấu thích nghi mới, để bảo đảm tính ổn định với một thế cân bằng, nhịp độ mới. Do đó, tốc độ lão hóa, phụ thuộc vào sự vận động của cả hai quá trình. Đặc tính chung của sự lão hóa, là tính không đồng thì và đồng tốc, nghĩa là các bộ phận trong cơ thể không suy thoái cùng một lần, với tốc độ như nhau, có bộ phận suy thoái trước, nhưng có bộ phận suy thoái sau, có bộ phận suy thoái nhanh, nhưng có bộ phận suy thoái chậm. Vì vậy, cần hiểu rõ đặc điểm bệnh lý và cách phòng bệnh, để giúp người cao tuổi giữ gìn được sức khỏe cần thiết.

1. Đặc điểm bệnh lý.

Cao tuổi không phải là bệnh lý, nhưng tình trạng cao tuổi, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh phát sinh và phát triển, vì ở tuổi cao, thường giảm khả năng và hiệu lực, các quá trình tự điều chỉnh thính nghi của cơ thể, giảm khả năng hấp thu và dự trữ các chất dinh dưỡng, đồng thời thường có những rối loạn chuyển hóa, giảm các phản ứng của cơ thể, nhất là giảm sức tự vệ, đối với những yếu tố gây bệnh như nhiễm trùng, nhiễm độc, các stress, vân vân.

Một điểm cần đặc biệt lưu ý, là tính chất đa bệnh lý, nghĩa là người cao tuổi thường bị mắc nhiều loại bệnh cùng một lúc. Thực tế có bệnh dễ phát hiện và chẩn đoán, nhưng có nhiều bệnh khác lại kín đáo và âm thầm, có khi gây nguy hiểm đến tính mạng, nên cần đề phòng sự bỏ sót. Vì vậy, khi khám bệnh cho người cao tuổi, phải rất thận trọng, tỉ mỉ, thăm khám toàn diện, để có chẩn đoán hoàn chỉnh, xác định được bệnh chính và bệnh phụ, bệnh cần giải quyết trước và bệnh nên để xử trí sau. Lưu ý: chỉ có chẩn đoán đầy đủ, mới tránh được những sai sót khá phổ biến, trong điều trị bệnh ở người cao tuổi.

Trên thực tế, các triệu chứng bệnh lý ở người cao tuổi ít khi điển hình, do đó dễ làm sai lệch chẩn đoán và đánh giá tiên lượng. Bệnh ở người cao tuổi thường bắt đầu không ồ ạt, các dấu hiệu triệu chứng bệnh lý không rõ rệt, cả về mặt chủ quan cũng như khách quan, vì vậy, việc phát hiện và chẩn đoán bệnh có thể chậm trễ. Trong giai đoạn toàn phát, các triệu chứng bệnh lý cũng không rõ rệt, như ở những người còn trẻ, do đó việc chẩn đoán bệnh đôi khi khó khăn, nhất là đối với những người yếu sức, nhiều phương pháp xét nghiệm, thăm dò chức năng không thực hiện được. Mặc dù bệnh lý xuất hiện kín đáo, không rầm rộ và tiến triển âm thầm, nhưng bệnh ở người cao tuổi, mau ảnh hưởng đến tình trạng toàn thân, dẫn đến suy kiệt nhanh chóng, bệnh dễ chuyển thành nặng, nếu không được xử trí điều trị kịp thời. Về tiên lượng cũng vậy, cần lưu ý không bao giờ được chủ quan.

Khả năng hồi phục bệnh ở người cao tuổi thường kém. Do đặc điểm cơ thể người cao tuổi đã suy yếu, đồng thời lại bị mắc nhiều bệnh cùng một lúc, trong đó có nhiều bệnh mạn tính, nên khi đã qua giai đoạn cấp tính thường phục hồi chậm hơn. Vì vậy, việc điều trị bệnh thường mất nhiều thời gian hơn, và sau đó phải có một giai đoạn an dưỡng hoặc điều dưỡng, để phục hồi sức khỏe. Song song với việc điều trị bệnh, phải chú ý thích đáng đến việc phục hồi chức năng, mang tính chất kiên trì, phù hợp với tâm lý, thể lực của người cao tuổi.

2. Phòng bệnh.

Vệ sinh phòng bệnh ở người cao tuổi, nhằm mục đích, tạo cho người có tuổi đã cao, một sinh hoạt phù hợp đặc điểm S*nh l* của cơ thể, với hy vọng làm chậm lại quá trình lão hóa, để phòng tránh mắc một số bệnh tật, đồng thời làm cho người cao tuổi có được sức khỏe tương đối, để tự phục vụ sinh hoạt trong cuộc sống bình thường. Mục đích của y học đối với người cao tuổi, không chỉ giúp kéo dài cuộc sống, mà còn bảo đảm sức khỏe cho con người trong quá trình lão hóa. Trong các biện pháp giữ gìn vệ sinh ở người cao tuổi, cần đặc biệt chú trọng đến việc ăn uống hợp lý, nên dùng thức ăn dễ tiêu và giàu vitamin, cần chia khẩu phần thức ăn thành nhiều bữa, uống đủ lượng nước theo yêu cầu, và không nên hạn chế. Cần bảo đảm giấc ngủ đầy đủ hàng ngày, nếu bị rối loạn giấc ngủ, nhưng thực hiện một số biện pháp như tắm nước nóng, đi bách bộ, tập thể dục nhẹ nhàng, vân vân, vẫn không đem lại kết quả, thì nên dùng Thu*c ngủ. Chú ý việc luyện tập thân thể tốt nhất là đi bộ, với tốc độ vừa phải, nên tập thể dục, chơi thể thao phù hợp, đặc biệt là tập hít thở, lưu ý sự vận động thường xuyên, quan trọng hơn là cường độ vận động. Đồng thời, việc vệ sinh tâm thần cũng không thể thiếu, và cần rèn luyện, để luôn có một trạng thái tinh thần thư thái, điềm tĩnh trước những tình huống xảy ra trong cuộc sống, đặc biệt lưu ý đến việc, chuẩn bị tâm lý và tinh thần cho lúc về nghỉ hưu. Khi đã nghỉ hưu, nên tham gia một số công việc phù hợp với tình hình sức khỏe, ngoài ra còn cần phải chú ý đến tình trạng táo bón, thường xuyên tắm rửa, tránh sử dụng các chất kích thích như nước trà đặc, cà phê, rượu bia, Thu*c lá, Thu*c lào, vân vân.

Việc phòng bệnh ở người cao tuổi, cần có những biện pháp riêng cho từng loại bệnh. Thận trọng khi đi đứng, vì nếu vấp ngã rất dễ bị gãy xương, do xương quá xốp. Đặc biệt phải cẩn thận, trong khi dùng Thu*c điều trị, nhất là về liều lượng, và trường hợp sử dụng nhiều loại Thu*c cùng một lúc, Thu*c có độc tính cao. người cao tuổi không nên tự ý dùng Thu*c điều trị, mà nên hỏi ý kiến cụ thể của bác sĩ, đặc biệt là các bác sĩ chuyên về lão khoa. Việc đi lại bằng máy bay, thường không chống chỉ định đối với người cao tuổi còn khỏe mạnh, thực tế nên, thì tùy theo từng loại bệnh, mức độ và giai đoạn bệnh lý, mà quyết định có nên đi lại bằng máy bay hay không.

Việc tổ chức chăm sóc người cao tuổi, cần có sự quan tâm của toàn xã hội. Hiện nay, ở nhiều quốc gia đã có những tổ chức xã hội hoặc từ thiện, làm nhiệm vụ chăm sóc người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa. Nhà nước đã tổ chức những nhà dưỡng lão dành cho người cao tuổi, có phòng khám bệnh định kỳ, tạo mọi điều kiện thuận lợi, để người cao tuổi có thể tham gia đóng góp cho xã hội, đồng thời vận động thành lập các hội, các câu lạc bộ người cao tuổi, người nghỉ hưu, để người cao tuổi có tổ chức sinh hoạt, trên tinh thần tự nguyện tham gia. Về các loại Thu*c nâng cao tuổi thọ, hiện nay, do chưa xác định rõ ràng, nguyên nhân cơ chế ở những người tuổi đã cao, đồng thời tuổi thọ cũng lệ thuộc vào nhiều yếu tố như di truyền, môi trường tự nhiên và xã hội, vân vân, nên chưa có cơ sở nói đến các loại Thu*c nâng cao tuổi thọ. Thực tế, do tuổi cao kèm theo sức yếu, nên thường có quan niệm cho rằng, có thể có những loại Thu*c giúp nâng cao tuổi thọ, mà chủ yếu là các chất chống oxy hóa, các yếu tố vi lượng, các loại vitamin và sâm, nhung, vân vân.

3. Lời khuyên của thầy Thu*c.
Thực tế hiện nay tuổi thọ ngày càng tăng, số người cao tuổi ngày càng nhiều, nên ngành lão khoa được hình thành, để nghiên cứu các vấn đề có liên quan của người cao tuổi, đến những nội dung trong cả ba lĩnh vực sinh học, y học và xã hội học, một cách khá phong phú. Cơ thể người cao tuổi thường có nhiều thay đổi, nên đã tạo những điều kiện thuận lợi cho các loại bệnh lý phát sinh và phát triển. Những loại bệnh này ít nhiều phụ thuộc vào đặc điểm, tính chất của các nước đang phát triển, và các nước đã phát triển, cũng như môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội. Việc phòng bệnh và điều trị bệnh cho người cao tuổi, phải thận trọng, cần căn cứ vào những đặc điểm cơ thể, và bệnh lý của từng đối tượng, để chỉ định xử trí phù hợp, không được thực hành, giống như trên một cơ thể của người còn đang trẻ và khỏe mạnh, nhằm bảo đảm sự an toàn cho người cao tuổi.

Thầy Thu*c ưu tú, bác sĩ: NGUYỄN VÕ HINH.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/benh-gia-ay-ma-n130261.html)

Tin cùng nội dung

  • Tuy nhiên, theo BS. Nguyễn Thanh Huân, giảng viên bộ môn Lão khoa, Đại học Y Dược TP.HCM - Khoa Nội tim mạch, BV. Chợ Rẫy, nếu bắt đầu bằng một chế độ dinh dưỡng hợp lý, cùng sự vận động hàng ngày đều đặn thì dù tuổi cao nhưng cơ thể vẫn cường tráng, tinh thần vẫn sảng khoái, làm việc bền bỉ.
  • Sức khỏe người cao tuổi đang là một vấn đề xã hội và y học của VN. Với sự phát triển của xã hội, tuổi thọ càng tăng thì càng nhiều người cao tuổi cần được quan tâm, chăm sóc và nâng cao sức khỏe để có một “tuổi vàng” hữu ích cho gia đình và xã hội.
  • Là thuật ngữ được dùng nhiều trong thời gian gần đây, để nói về căn bệnh sa sút trí tuệ ở người trung cao tuổi, bệnh rất đa dạng, chứa đựng nhiều bí ẩn, mà khoa học chưa hiểu hết, nên hiệu quả điều trị còn thấp, và dưới đây là một số dạng sa sút trí tuệ thường gặp.
  • Bệnh Alzheimer tăng lên theo tuổi, trung bình 65 tuổi, nữ gặp nhiều hơn nam.
  • Bạn muốn ngăn chặn những dấu hiệu của tình trạng suy giảm trí nhớ do tuổi già? Hãy nhấc máy điện thoại và gọi đến cho ai đó để nói chuyện, hoặc tìm người trò chuyện thường xuyên với mình. Đó chính là vũ khí hiệu quả giúp bạn chống lại sự lão hóa và suy giảm trí nhớ.
  • Nhiều loại mất trí nhớ thường là biểu hiện của các rối loạn thần kinh như alzheimer, tai biến mạch máu não, tâm thần, trầm cảm, stress, suy nhược thần kinh. Tuy nhiên, nhiều người lớn tuổi khỏe mạnh vẫn phàn nàn hay quên trong sinh hoạt hàng ngày.
  • Hiện nay, tình trạng suy giảm trí nhớ, mất trí nhớ không phải bệnh riêng của người già mà nó đã trẻ hóa.
  • Các thói quen này sẽ khiến não bị thoái hóa, làm giảm sự tập trung và cả trí thông minh nữa đó!
  • Trí nhớ kém không phải chỉ xảy ra đối với những người cao tuổi. Lí do lão hóa hay tuổi tác là điều dễ hiểu khiến con người rơi vào tình trạng này.
  • Alzheimer là bệnh thường gặp nhất ở người cao tuổi (là nguyên nhân của 75% trường hợp sa sút trí tuệ). Người bệnh có dấu hiệu sớm nhất là hay quên, nói lẫn lộn, nói lắp rồi dần dần mất trí nhớ, trầm cảm, ngớ ngẩn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY