Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Khu chợ trong phố cổ Hà Nội kẻ vạch giãn cách 2 mét, chỉ bán hàng cho những người chịu đo thân nhiệt, đeo khẩu trang

Thực hiện việc giãn cách xã hội, hàng trăm tiểu thương tại phố chợ Yên Thái (TP Hà Nội) đã thống nhất kẻ vạch giãn cách, chỉ bán hàng cho những người chịu đo thân nhiệt, đeo khẩu trang.

Bên trong phố chợ Yên Thái (phường Hàng Gai, TP Hà Nội) chỉ kéo dài 150 mét nhưng lại là nơi mua bán của nhiều người dân, cứ vào mỗi buổi sáng và cuối giờ chiều con phố bé tẹo giữa lòng phố cổ lại tấp nập người mua kẻ bán.

Trong tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, khu phố chợ này cũng đã thay đổi nhanh chóng vừa đảm bảo được việc mua bán của người dân không bị cản trở, vừa thực hiện đúng yêu cầu giãn cách xã hội.

Túc trực cả ngày tại những lối vào chợ, lực lượng dân phòng, y tế phường được điều động để kiểm tra thân nhiệt, yêu cầu mọi người đi bộ vào chợ.

Đã bao năm nay người dân nơi đây mới lần đầu tiên chứng kiến cảnh tượng đi chợ đầy lạ lùng với hàng loạt những quy định mới, từ việc đo thân nhiệt, vệ sinh tay và đeo khẩu trang trước khi vào chợ, điều đặc biệt hơn nữa khi tất cả việc buôn bán đều được yêu cầu giữ khoảng cách 2 mét bằng một đường vạch trắng kéo dài cả dãy phố. Tuy có nhiều quy định là thế nhưng lạ thay, ai cũng tuần thủ vì mọi người hiểu từ những việc làm đó sẽ góp phần đẩy lùi dịch Covid-19.

Là một tiểu thương kinh doanh ở chợ đã nhiều năm, chị Vũ Thị Ngân cảm thấy khá vui mừng với quy định mới, "đã mấy ngày nay chính quyền kẻ vạch giãn cách khiến người bán có ý thức hơn không dứng gần với khách, chúng tôi cũng nhắc nhở mọi người không chỉ có giữ khoảng cách mà cũng phải đeo khẩu trang mới bán hàng".

Chỉ vào chợ mua chút đồ ăn sáng, ấy thế mà phải đeo khẩu trang, đo thân nhiệt, vệ sinh tay rồi lại đứng sau vạch mới được mua đồ, nhưng anh Bùi Hữu Chiến (trú tại phường Hàng Gai, TP Hà Nội) chẳng thấy đó làm phiền toái, "tôi thấy có đôi chút mất thời gian thôi, nhưng đó là việc nên làm để bảo vệ sức khỏe cho chính mình, nên không lấy đó làm vấn đề đáng lo ngại, hy vọng rằng ở những nơi khác cũng sẽ thực hiện mô hình như thế này".

Giờ đây những chiếc khẩu trang, mặt nạ ngăn giọt bắn trở thành vật bất ly thân của các bà nội trợ.

Lực lượng chức năng cùng tiểu thương liên tục nhắc nhở, tuyên truyền về việc đảm bảo an toàn để ai ai cũng có thể được bảo vệ trong mùa dịch Covid-19.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/khu-cho-trong-pho-co-ha-noi-ke-vach-gian-cach-2-met-chi-ban-hang-cho-nhung-nguoi-chiu-do-than-nhiet-deo-khau-trang-20200414113113105.chn)

Tin cùng nội dung

  • Cùng là những ngày nóng nực nhưng ở Hà Nội và Sài Gòn có rất nhiều điểm khác biệt thú vị.
  • Chủ tịch thành phố yêu cầu dừng việc chặt hạ thay thế cây xanh trên một số tuyến phố để rà soát, phân loại, đưa ra các tiêu chí cụ thể.
  • Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho rằng, việc thông tin không đầy đủ khiến người dân hiểu thành phố có một đề án, một chiến dịch chặt hạ hơn 6.700 cây xanh. Đây cũng hoàn toàn không phải là vụ đấu thầu, đấu đá, chặt hạ cây để kiếm chác hay có nhóm lợi ích nào trong đó.
  • Trang mạng của tạp chí sức khỏe Prevention (Mỹ) gần đây đưa ra lịch trình giờ giấc để những người bị chứng mất ngủ có thể cải thiện sức khỏe do thiếu ngủ.
  • Mỗi ngày, có hơn 4.500 người bệnh trên cả nước đang chờ máu tại các bệnh viện, với họ hi vọng sống duy nhất phụ thuộc vào những đơn vị máu được hiến tặng từ người hiến máu tình nguyện.
  • Ngoài 4 tuyến phố hiến máu đã có, thành phố Hà Nội sắp có thêm một tuyến phố hiến máu nữa ở Thụy Khuê, quận Tây Hồ.
  • Chào Mangyte. Xin vui lòng có thể cho tôi một vài địa chỉ phòng khám và số điện thoại liên lạc của những bác sĩ trên địa bàn Hà Nội chuyên về Nhi khoa được không ạ? Xin cảm ơn Mangyte rất nhiều ạ. (Minh Hòa - Long Biên - Hà Nội),
  • Chào Mangyte, Mình ở Thanh Hóa, bố mình bị sỏi mật có chỉ định phải mổ, mình muốn hỏi bệnh viện nào ở khu vực miền Bắc là tốt nhất? chi phí bao nhiêu? Rất mong Mangyte trả lời giúp mình. Cảm ơn. (Cao Thi Tuyen - Thanh Hóa)
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY