Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

Kinh nghiệm xử lý khi bị viêm da dị ứng tiếp xúc do côn trùng

Xử lý khi bị viêm da dị ứng tiếp xúc do côn trùng cần đúng cách để hạn chế tình trạng viêm sưng đau lan rộng

nhiều loại côn trùng có thể gây viêm da dị ứng tiếp xúc nếu chúng chạm trực tiếp lên da hoặc thông qua đốt, chích. vì thế biết cách xử lý đúng khi bị viêm da dị ứng do côn trùng sẽ giúp vùng thương tổn trên da đỡ nặng nề và lan rộng hơn.

Cần biết gì về viêm da dị ứng tiếp xúc do côn trùng

Viêm da dị ứng tiếp xúc do côn trùng có thể xuất hiện bởi một hoặc nhiều loại côn trùng. phần lớn những trường hợp bệnh nhân bị kích ứng do các chất độc trên cơ thể côn trùng tiếp xúc trực tiếp với da. ngoài ra cũng có một số trường hợp viêm da dị ứng tiếp xúc côn trùng do bị đốt, chích, khiến nọc độc đi vào cơ thể.

Tùy loại côn trùng và cơ địa của mỗi người mà phản ứng có thể khác nhau. mức độ nguy hiểm của viêm da dị ứng tiếp xúc do côn trùng có thể nhẹ hoặc nặng, thậm chí có thể đe dọa tính mạng trong một số trường hợp.

Những loại côn trùng gây viêm da dị ứng tiếp xúc

Tùy vào đặc điểm của những loại côn trùng gây kích ứng da mà các chuyên gia chia chúng thành một số nhóm bao gồm:

Côn trùng đốt gây viêm da tiếp xúc

Những loại côn trùng đốt thường có vòi và đốt sâu vào dưới da. các vết đốt có thể gây đau, tấy đỏ, sưng da và ngứa ngáy. đặc điểm của các loại côn trùng đốt là có chất độc trong vòi đốt. do đó chúng thường gây ra thương tổn tương đối nặng so với những loại côn trùng khác.

Các loại côn trùng thuộc nhóm này gồm có: ong bắp cày, ong vò vẽ, một số loại kiến,… tùy theo mức độ độc tố, mức độ mẫn cảm của cơ thể đối với yếu tố tiếp xúc mà thương tổn sẽ khác nhau. riêng các loại ong sau khi đốt thường để lại vòi đốt, bơm một lượng độc vào cơ thể.

Côn trùng cắn gây viêm da tiếp xúc

Một số loại bọ chét, một số loại ruồi, muỗi,… khi cắn có thể gây ra các vết ngứa, sưng nhẹ, đôi khi có dấu hiệu tấy, nổi mề đay. các loại côn trùng cắn thường ít nguy hiểm hơn so với các loại côn trùng đốt. người bị cắn thường tự khỏi sau khoảng vài giờ cho đến vài ngày. tuy nhiên nếu cơ địa của người bị cắn mẫn cảm, vết thương có thể kéo dài lâu hơn.

Côn trùng tiếp xúc trực tiếp

Những loại côn trùng thuộc nhóm này thường gây ra thương tổn trên bề mặt da khi chúng tiếp xúc trực tiếp bằng cách bò, bám lên bề mặt da. một số loại côn trùng thuộc nhóm này có chất độc trên cơ thể hoặc có thể tiết ra các chất gây kích ứng da. bọ ve, một số loại sâu lông, kiến ba khoang,… là những loại côn trùng có thể gây ra tiếp xúc trực tiếp nếu chúng bám vào da của bạn.

Xử lý khi bị viêm da dị ứng tiếp xúc do côn trùng

Những trường hợp bị viêm da dị ứng tiếp xúc do côn trùng cần áp dụng ngay các biện pháp xử trí phù hợp để vết thương không lan rộng. bạn cần chú ý một số biện pháp xử trí sau đây:

1. Di chuyển ngay đến nơi an toàn

Khi bị tấn công bởi một số loại côn trùng có độc tính, những loại côn trùng sống theo bầy đàn, bạn cần di chuyển ngay đến nơi an toàn. điều này giúp bạn không bị cắn hoặc đốt nặng hơn.

Với một số loại côn trùng như ong, kiến,… bạn cần ngay lập tức tránh xa khỏi tổ của chúng. khi bị kiến, ong tấn công, cần ưu tiên bảo vệ vùng đầu mặt, cổ họng đồng thời cố gắng chạy càng nhanh càng tốt.

2. Thực hiện sơ cứu

    Đối với những côn trùng có vòi đốt như ông, cần rút vòi nọc ra khỏi da để tránh nhiễm độc nặng hơn.

3. Đến cơ sở y tế gần nhất

Viêm da dị ứng tiếp xúc do côn trùng có nhiều mức độ khác nhau. tuy nhiên bạn không nên chủ quan, đặc biệt là với một số loại côn trùng có độc tính mạnh như ong, một số loại kiến,… do đó sau khi thực hiện các biện pháp sơ cứu, xử lý vết thương do côn trùng, bệnh nhân cần đến cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn chăm sóc một cách phù hợp nhất.

Tùy theo thương tổn trên da mà bệnh nhân có thể được chỉ định một số loại Thu*c điều trị phù hợp như:

    Điều trị bằng kem bôi ngoài da chứa hydrocortisone 0,5% hoặc 1%.

4. Trường hợp cấp cứu khẩn cấp

Một số trường hợp có các phản ứng sốc phản vệ sau khi bị một số loại côn trùng đốt, cắn như:

    Dấu hiệu về hô hấp khó thở, ngạt.

Sốc phản vệ là tình trạng khẩn cấp, phải cấp cứu ngay vì có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Bệnh nhân thường được can thiệp sớm, sử dụng một số Thu*c chống sốc phản vệ như epinephrine.

Bài viết mang tính chất tham khảo, không có giá trị thay thế cho công tác chẩn đoán, hướng dẫn điều trị và toa Thu*c của bác sĩ chuyên khoa.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/viem-da-di-ung-tiep-xuc-do-con-trung)

Tin cùng nội dung

  • Theo nghiên cứu, đơn tướng quân có tác dụng tiêu độc, chống dị ứng và kháng khuẩn mạnh. Trong nhân dân thường dùng lá đơn tướng quân dị ứng,
  • Theo y học cổ truyền, củ khúc khắc có vị ngọt, nhạt, tính bình, có tác dụng khử phong thấp, lợi gân cốt, thanh nhiệt, chữa tê thấp, đau mỏi, viêm da, tiêu hóa kém,…Củ khúc khắc còn có tên gọi là củ kim cang, thổ phục linh, dây khum, cậm cù,… Là một loại cây sống lâu năm, thuộc họ hành tỏi, dài 4 - 5m, có nhiều cành nhỏ, không có gai, thường có tua cuốn dài. Lá hình xoan thuôn. Hoa mọc thành tán. Quả mọng hình cầu, có 3 hạt.
  • Cóc mẳn, còn được gọi là cúc mẳn, cúc ma, cỏ the, nga bất thực thảo..., có tên khoa học là Centipeda minima (L.). Cóc mẳn phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng đồng bằng, trung du và núi thấp, thường mọc nhiều ở những nơi ẩm thấp, ruộng bỏ hoang.
  • Dân gian có những phương pháp trị liệu có thể xử trí ban đầu khi bị côn trùng cắn bằng những dược liệu tự kiếm tại chỗ khi chưa kịp chuyển nạn nhân tới các cơ sở y tế.
  • Dứa gai, tên khác là dứa dại, dứa gỗ... là một cây nhỏ, cao 1 - 2m. Thân có rễ phụ dài. Lá mọc tập trung ở ngọn, hình dải hẹp, cứng, mép và gân giữa có gai cứng. Cụm hoa gồm hoa đực và hoa cái. Quả to khi chín màu vàng.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Các chuyên gia về vệ sinh cảnh báo mặc đồ ngủ quá 1 tuần không giặt có thể dẫn đến viêm da, viêm bọng đái và thậm chí bị nhiễm vi khuẩn MRSA (tụ cầu vàng kháng Methicillin).
  • Dị ứng có 2 thể cấp tính và mãn tính. Dị ứng cấp tính thường có liên quan đến cơ địa; do dùng những thức ăn không tươi, nhất là với cá, tôm, cua, trứng không đảm bảo an toàn vệ sinh, do uống rượu; hoặc vì bên trong có nhiệt, cảm phong hàn, gió nóng, hoặc vì ra mồ hôi nhiều.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Bệnh chàm là một bệnh mạn tính về da, làm da khô, đỏ và ngứa. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da dị ứng. Bất cứ ai cũng có thể bị chàm, …
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY