Kinh tế xã hội hôm nay

Kỹ thuật trồng cây Sâm Bố Chính cây dược liệu cực tốt cho mọi nhà

Cây Sâm Bố Chính là cây dược liệu quý có khả năng phòng và điều trị được rất nhiều loại bệnh khác nhau như chữa suy nhược cơ thể, ho, viêm phế quản, nóng sốt. Bên cạnh tác dụng chữa bệnh cây còn có thể làm cảnh để trang trí sân vườn.
Hình ảnh cây Sâm Bố Chính

Thời vụ trồng cây Sâm Bố Chính

Thời điểm trồng cây Sâm Bố Chính tốt nhất vào vụ Xuân bởi vào thời điểm này thời tiết đang mát mẻ, độ ẩm cao cây dễ sinh trưởng và phát triển tốt.

Lựa chọn đất trồng cây Sâm Bố Chính

Đất trồng cây Sâm Bố Chính cần phải đảm bảo độ tơi xốp, đủ sáng, độ ẩm trung bình. Nếu trồng ở diện tích lớn cũng nên làm luống trồng sẽ đơn giản hơn, cây phát triển tốt hơn nhờ phần đất ủ. Trước khi gieo trồng đất cũng cần phải được bón lót phân chuồng mục có trộn với phân supe lân theo rạch hay theo hốc nhỏ.

Kỹ thuật trồng cây Sâm Bố Chính

Để hạt nảy mầm 100% cần ươm hạt thành hom sau đó mới đem trồng. Thời điểm ươm hạt vào khoảng tháng 10 hoặc tháng 11 hàng năm để đến tháng 12 bắt đầu tiến hành trồng cây xuống đất. Trường hợp nếu dùng hạt gieo luôn cần ngâm vào nước ấm khoảng nửa ngày sau đó vớt hạt ra đem trộn với tro bếp và cát mịn rồi gieo theo rạch.

Cách chăm sóc cây Sâm Bố Chính

Chăm sóc cây Sâm Bố Chính không mất nhiều thời gian vì là cây dễ trồng, dễ chăm sóc. Nên tưới nước đủ ẩm trong thời gian đầu mới trồng, tránh để quá khô hạn. Ngoài ra cũng cần phải làm cỏ sau bón thúc phân chuồng hoai ở giai đoạn cây chuẩn bị đẻ nhánh.

Tuy nhiên trong quá trình chăm sóc cần đặc biệt để ý tới một số loại sâu ăn lá gặm nhấm, phòng chống nấm bệnh, côn trùng gây hại. Đặc biệt, trong thời tiết mưa lớn cần che chắn nếu không cây dễ bị đổ, yếu và ch*t. Khi cây đã cứng cáp bứng tỉa để dặm theo mật độ mong muốn.

Nếu bạn quan tâm đến dược liệu này bạn có thể tìm hiểu các bài viết khác về Công dụng, tác dụng chữa bệnh của cây Sâm Bố Chính bằng từ khóa hoặc các liên kết ở dưới.

Hình ảnh củ Sâm bố chính

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/ky-thuat-trong-cay-sam-bo-chinh-cay-duoc-lieu-cuc-tot-cho-moi-nha)

Tin cùng nội dung

  • Trong kho tàng dược liệu phong phú của đất nước ta, những cây quả thuộc họ bí vừa là nguồn thực phẩm dồi dào đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày vừa cho những vị Thuốc thông dụng chữa được nhiều bệnh, góp phần chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
  • Tử trùng giao, tên dân gian là cánh kiến đỏ, tên Thu*c trong y học cổ truyền là tử giao, xích giao, tử khoáng, tử thảo nhung, tử ngạnh, hoa một dược, là nhựa của tổ con rệp (bọ rùa) cánh kiến đỏ.
  • Rượu Thuốc là dạng rượu để bồi bổ cơ thể hoặc để điều trị bệnh. Nhưng nếu dùng loại rượu này không đúng sẽ gây ra biến chứng khôn lường.
  • Ngày 28/8, trao đổi với phóng viên báo Sức khỏeĐời sống liên quan đến thực phẩm chức năng An cung ngưu hoàng hoàn (Angunguhwanghwan) do Triều Tiên sản xuất,
  • Khi trồng cây trong chậu cần lưu ý đừng cho quá nhiều đất và ém chặt, vì như thế khi tưới nước cây không hấp thụ được mà còn làm nước chảy tràn ra ngoài gây lãng phí.
  • Cây đinh lăng là loại dược liệu, không chỉ được dân gian ví như: nhân sâm của người nghèo, mà ở huyện Hải Hậu và Nghĩa Hưng - Tỉnh Nam Định, loại cây này đang được xem là nhân tố, thúc đẩy nền kinh tế xanh của địa phương, khi trở thành nguồn nguyên liệu cho các công ty Dược phẩm.
  • Để kế thừa, bảo tồn và phát triển nền y dược cổ truyền, chúng ta cần có nguồn dược liệu đảm bảo về chất lượng và đa dạng về chủng loại.
  • Chưa có bằng chứng lâm sàng hay khoa học nào chứng minh sừng tê giác có thể chữa khỏi bệnh nan y như ung thư, đái tháo đường...
  • Đường phố Hà Nội, nhất là những tuyến phố trung tâm mua hè có lúc lên tới 40 độ C, cây Vàng tâm rất khó phát triển, thậm chí còn không tồn tại được…
  • Hiện nay, nguồn tài nguyên dược liệu của nước ta suy giảm nghiêm trọng, có nhiều loại đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY