Khoa học hôm nay

Lạ đời vùng đất phụ nữ cầu xin được đàn ông đánh đập

Phụ nữ bộ tộc Hamar cầu xin được người đàn ông đánh đập, thậm chí đánh thật mạnh đến mức tóe máu và để lại vết sẹo càng lớn càng tốt.

Bộ tộc Hamar sống trong thung lũng sông Omo, phía tây nam Ethiopia, gần Kenya và Nam Sudan. Tại vùng đất này, các chàng trai khi đến tuổi trưởng thành phải trải qua nghi thức nhảy qua 15 con bò được bôi trơn bằng phân.

Người thành công sẽ được công nhận là Maza - một người đàn ông trưởng thành và có quyền lấy vợ. Ngược lại, nếu thất bại, những thanh niên tham gia nghi lễ này sẽ không thể kết hôn và bị đánh bởi những người phụ nữ chứng kiến nghi lễ.

Trong khi chàng trai thực hiện thử thách của mình, người phụ nữ Hamar là thành viên trong gia đình hoặc họ hàng sẽ đồng hành với anh ta. Họ sẽ nhảy và hát một cách nhiệt tình để ca ngợi và ủng hộ tinh thần của người đang tiến hành nghi lễ.

Thời gian diễn ra nghi lễ được quyết định bởi gia đình chàng thanh niên và thường được tổ chức sau vụ mùa. Trong nghi lễ này, những người phụ nữ sẽ tập hợp lại và "giơ lưng" chịu đòn roi đến từ các Maza.

Mặc cho lưng đầy vết bầm tím, thậm chí rỉ máu, người phụ nữ Hamar cũng không hề kêu đau hay chạy trốn. Ngược lại, họ sẽ cầu xin, khiêu khích các Maza đánh mạnh hơn, nhiều hơn và thậm chí tranh nhau để "được" đánh.

Với họ, những vết sẹo lưu lại trên lưng là một niềm tự hào chứ không phải là kết quả của sự bạo hành. Chúng thể hiện sự dũng cảm, kiên cường cũng như tình cảm và sự hi sinh, cống hiến của người phụ nữ dành cho chàng trai trong gia đình.

Người hamar cho rằng một trong những tác dụng của tục lệ đánh phụ nữ này là nhằm tạo ra mối liên hệ sâu sắc giữa chàng trai thực hiện lễ trưởng thành và những người thân là nữ giới của anh ta. đây sẽ là "món nợ máu" đối với chàng trai đó. và khi những cô gái gặp khó khăn, anh ta sẽ phải giúp đỡ họ để trả món nợ này.

Một người đàn ông Hamar sau khi vượt qua lễ trưởng thành sẽ có thể lấy bao nhiêu vợ tùy thích. Tuy nhiên, người phụ nữ chỉ được phép có duy nhất một người chồng. Họ chung thủy với chồng mình và chăm lo cho công việc gia đình, con cái cũng như trồng lúa miến để sinh sống.

Trong khi đó, người đàn ông dành phần lớn thời gian chăm gia súc để kiếm tiền lấy vợ mà theo lệ làng, đồ thách cưới tương ứng với 30 con dê và 20 con bò.

Theo Kheovadep

Theo kienthuc.trithuccuocsong.vn

Link bài gốc

Lấy linkĐóng

http://kienthuc.trithuccuocsong.vn/kho-tri-thuc/la-doi-vung-dat-phu-nu-cau-xin-duoc-dan-ong-danh-dap-5574433.html

Mạng Y Tế
Nguồn: Kiến thức (https://kienthuc.net.vn/giai-ma/la-doi-vung-dat-phu-nu-cau-xin-duoc-dan-ong-danh-dap-1505564.html)

Tin cùng nội dung

  • GDTĐ - Xu hướng làm đẹp thay đổi và phát triển không ngừng. Trong quá khứ con người có thể coi đó là đẹp, hấp dẫn thì hiện nay nó lại gây ra cảm giác rùng mình.
  • Thay vì, bỏ tiền ra mua đốt giấy tiền vàng mã, thì tại sao chúng ta không làm những việc khác có lợi ích cụ thể thiết thực hơn như mãi vật phóng sinh, bố thí giúp cho những kẻ tàn tật nghèo đói
  • Đến hẹn lại lên, khi mùa Xuân vẫn còn lưu luyến với núi rừng làng bản không nỡ dứt lòng rời đi, người Hà Nhì tại thôn Kin Chu Phìn giữa lưng chừng đất trời Tây Bắc lại náo nức đón Tết Gạ Ma O truyền thống với những quả trứng nhuộm hồng mang theo những lời may mắn cầu chúc cho trẻ em và gia đình.
  • Thanh minh tuy không phải là cái tết lớn, nhưng lại gắn liền với đạo đức, với bổn phận con người Việt Nam - bổn phận của con cháu tưởng nhớ công lao của tổ phụ, của những người đi trước. Đây chính là ngày giỗ tổ chung để mọi người có dịp báo hiếu, trả nghĩa, gọi là đền đáp phần nào ơn sinh thành tạo dựng của tổ tiên.
  • Quanh chuyện lì xì ngày Tết bằng tiền và bằng... chữ! Nghe hai tiếng lì xì người ta liền tưởng tới bao giấy màu đỏ, nho nhỏ bằng phần tư trang giấy học trò, bên trong có xếp mấy tờ tiền mới. Vậy hai tiếng lì xì ở đâu ra? Nguồn gốc của nó thế nào?
  • Không biết từ bao nhiêu nay, cứ mỗi năm vào mùa Tết là nhiều tục lệ cổ xưa được mọi người thực hiện. Cùng với tục khai bút đầu năm, người Việt còn có thói quen xin chữ và cho chữ vào những ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Đây là một việc làm mang nhiều ý nghĩa văn hóa.
  • Tục lệ cưới xin của dân tộc La Hủ
  • Mâm ngũ quả - Một tục lệ đẹp đẽ đầy nét nhân văn
  • Sống giữa đại ngàn Trường Sơn, người Cơ Tu ở Quảng Nam vẫn còn giữ nhiều tục lệ ly kỳ với linh vật gà, vì tin rằng đây là loài vật thông minh hơn con người, có thể gọi mặt trời thức dậy bằng tiếng gáy.
  • ​Một buổi chiều mùa thu ấp áp, trong phòng khám ngoài giờ của bác sĩ KD có một cô gái chừng 20 tuổi, vẻ mặt e lệ, ngượng ngùng, ngồi cạnh một chàng trai khôi ngô, tuấn tú hơn cô chừng vài tuổi. Cô gái hồi hộp với đôi mắt long lanh, chờ đợi đến lượt mình được khám. Thế rồi cái gì đến sẽ phải đến! Một giọng nói trong trẻo từ trong phòng khám vọng ra làm cho cô gái giật bắn người: “Nguyễn Thanh X, số 10, xin mời vào!”.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY