Khoa học hôm nay

Tục lệ kỳ lạ : Chú rể bị ném từ đỉnh núi tuyết trước mặt cô dâu

“Mukonage” (ném chú rể) là lễ hội diễn ra tại khu suối nước nóng Matsunoyama, thành phố Tokamachi, tỉnh Niigata, nơi quanh năm được bao phủ bởi một lớp tuyết trắng dày đặc.

Được biết, lễ hội này diễn ra vào ngày 15 tháng 1 hàng năm và đã có truyền thống lâu đời với bề dày lịch sử lên đến hơn 300 năm. mọi người sẽ cùng nhau khiêng các chú rể vừa cưới được khoảng 1 năm trước đó, tới con dốc cao 5m cạnh ngôi đền gần nhất rồi thả tự do từ trên cao xuống.

Vì được ném ở nơi có tuyết phủ dày đặc nên chú rể sẽ không bị thương hay gặp bất kỳ nguy hiểm nào. Để tăng tính trang trọng cho nghi lễ, việc này sẽ được thực hiện ngay trước mặt các cô dâu (vợ của người bị ném). Vẻ mặt lo lắng của các cô dâu trong tình cảnh này cũng phần nào là căn cứ để mọi người có thể đánh giá mức độ tình cảm mà cô gái ấy dành cho chồng của mình.

Như một phần của sự kiện, chú rể được những người đàn ông khác khiêng trên vai từ nhà và diễu hành khắp thị trấn rồi ra đến chỗ ném; đặc biệt, chân chú rể không được để chạm đất. Sau đó, họ được mời uống vài ly sake trước khi được mang đến đỉnh đồi. Rượu được cho là yếu tố giúp các chú rể mới chống lại cái lạnh cắt da khi bị ném vào tuyết.

Quan niệm của người dân địa phương cho rằng, việc ném các chú rể sẽ góp phần xua đuổi tà ma, tai họa, bệnh tật cũng như mang lại sự bình yên, may mắn cho những người xung quanh.

Sau nghi lễ ném, chàng rể sẽ được giao nhiệm vụ đốt lửa trại để lấy tro trộn với tuyết và thực hiện một hoạt động khác mang tên Suminuri. Tại đó, các thành viên trong gia đình sẽ bôi tro đen lên mặt nhau nhằm mục đích xua đuổi, bảo vệ những người thân yêu khỏi sự đeo bám của những linh hồn và quỷ dữ.

Truyền thống này bắt nguồn từ sự trả thù của người dân trong thị trấn vì chú rể đã ‘cướp’ mất cô gái người làng. Sau khi bị ném, chú rể mới chính thức được ghi nhận là thành viên của ngôi làng.

Những năm gần đây, nghi lễ này đã thu hút được sự chú ý của đông đảo người dân cũng như giới truyền thông để rồi vượt ra khỏi ngưỡng của một sự kiện truyền thống. Rất nhiều khách du lịch cũng như nhiếp ảnh gia đã tề tựu về đây để chiêm ngưỡng tận mắt tín ngưỡng đặc sắc này.

Theo Trí Thức Trẻ

Theo kienthuc.trithuccuocsong.vn

Link bài gốc

Lấy linkĐóng

http://kienthuc.trithuccuocsong.vn/kho-tri-thuc/tuc-le-ky-la-chu-re-bi-nem-tu-dinh-nui-tuyet-truoc-mat-co-dau-5565225.html

Mạng Y Tế
Nguồn: Kiến thức (https://kienthuc.net.vn/ta-tay/tuc-le-ky-la-chu-re-bi-nem-tu-dinh-nui-tuyet-truoc-mat-co-dau-1501846.html)

Chủ đề liên quan:

lễ hội ném chú rể tục lệ

Tin cùng nội dung

  • Sống giữa đại ngàn Trường Sơn, người Cơ Tu ở Quảng Nam vẫn còn giữ nhiều tục lệ ly kỳ với linh vật gà, vì tin rằng đây là loài vật thông minh hơn con người, có thể gọi mặt trời thức dậy bằng tiếng gáy.
  • Tết đến nhà nào cũng vậy, trên bàn ăn đầy ắp những món ăn Việt, Tây, Tàu... Không ai có thể cưỡng lại được sức quyến rũ của thức ăn, nhất là trong những ngày này. Vì vậy, là phụ nữ trong gia đình, người nội trợ khéo léo luôn tìm cho gia đình mình những loại thức ăn thật an toàn, bổ dưỡng nhưng không làm tăng trọng lượng cơ thể để các thành viên trong gia đình có sức khỏe về thể chất và tinh thần cùng nhau du xuân.
  • ​Một buổi chiều mùa thu ấp áp, trong phòng khám ngoài giờ của bác sĩ KD có một cô gái chừng 20 tuổi, vẻ mặt e lệ, ngượng ngùng, ngồi cạnh một chàng trai khôi ngô, tuấn tú hơn cô chừng vài tuổi. Cô gái hồi hộp với đôi mắt long lanh, chờ đợi đến lượt mình được khám. Thế rồi cái gì đến sẽ phải đến! Một giọng nói trong trẻo từ trong phòng khám vọng ra làm cho cô gái giật bắn người: “Nguyễn Thanh X, số 10, xin mời vào!”.
  • Lễ hội Trung thu của thành phố Phan Thiết (Bình Thuận) đã được sách kỷ lục Guiness công nhận là lễ hội rước đèn lớn nhất Việt Nam.
  • Vẫn có hiện tượng người dân xé rào vượt đồi lên đền Trung. Tuy nhiên,năm nay tại những lối đó, ban tổ chức đã chăng lưới thép B40. Đặc biệt, trong ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, luôn có lực lượng đứng chốt tại khu vực này hướng dẫn, ngăn cản người dân không tự xé rào.
  • Môi trường ẩm ướt do mưa xuân là điều kiện thuận lợi cho nấm mốc phát triển trong thực phẩm, gây hư hỏng ...
  • Để đảm bảo tối đa an ninh dịp lễ hội, Khu di tích Đền Hùng cấm du khách, kể cả phóng viên đài báo, sử dụng các thiết bị chụp ảnh, ghi hình từ trên không (flycam).
  • Cũng như các địa phương khác trên cả nước, sau Tết Nguyên đán, nhân dân các dân tộc ở Lâm Ðồng lại rộn ràng bước vào mùa lễ hội.
  • Ở nơi thâm sơn cùng cốc (Lỗ Sơn, Tân Lạc, Hòa Bình) đang gìn giữ lễ hội đánh cá hết sức độc đáo.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY