Khoa học hôm nay

Giải mã ý nghĩa tục Điển hôn trong xã hội phong kiến Trung Quốc

Hiểu một cách đơn giản Điển hôn tức là cuộc hôn nhân cầm cố. Trong xã hội phong kiến Trung Quốc, tục lệ này là nỗi ám ảnh kinh hoàng của phụ nữ.

Xã hội hiện đại không cho phép đàn ông có "năm thê bảy thiếp". Quy định pháp luật chỉ rõ, đàn ông, phụ nữ tuân thủ nguyên tắc "một vợ một chồng".

Tuy nhiên, trong xã hội phong kiến Trung Quốc, đàn ông không có tiền, không có quyền (đàn ông nghèo) rất khó lấy vợ. Thậm chí là không thể lấy được vợ. Trong khi đó, các gia đình rất coi trọng người nối dõi tông đường.

Mạnh Tử từng viết: "Bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại". Nghĩa là, bất hiếu có 3 loại, trong đó không có hậu duệ nối dõi là điều bất hiếu lớn nhất. Điều này minh chứng cho việc, các gia đình phong kiến không chấp nhận được chuyện không có con cháu nối dõi tông đường.

"Điển hôn" tức là cuộc hôn nhân cầm cố (ảnh minh họa).

Cũng chính từ thực thế này mà người phong kiến nghĩ ra rất nhiều cách để có con cháu nối dõi tông đường, nhất là trong các gia đình nghèo khó. cụ thể, vào thời nguyên thịnh hành tục lệ gọi là "điển hôn".

Tục "Điển hôn" là gì? "Điển" trong "Điển đáng", có nghĩa là cầm cố, thế chấp. "Điển hôn" tức là một cuộc hôn nhân cầm cố.

Sử sách Trung Quốc có ghi chép, kiểu hôn nhân cầm cố này xuất hiện đầu tiên dưới thời nhà Hán. Nhưng đến thời nhà Nguyên nó mới trở nên phổ biến.

Dân gian tương truyền, vì gia cảnh nghèo khó mà nhiều đàn ông trong xã hội phong kiến trung quốc buộc phải đưa vợ vào các tiệm cầm đồ và cầm cố như một món hàng. chủ tiệm cầm đồ sẽ chuyển những người vợ này cho khách hàng nào đưa ra mức giá hấp dẫn nhất.

Những người vợ này được đưa đến tay chủ nhân mới và đảm nhận nhiệm vụ của một người con dâu như giặt giũ, nấu nướng, gánh nước, lo chuyện đồng ác và đương nhiên không thể thiếu nhiệm vụ sinh con đẻ cái nối dõi tông đường cho nhà chồng "thời vụ".

"Điển hôn" dẫu chỉ là một cuộc hôn nhân "thời vụ" nhưng được các gia đình phong kiến ở Trung Quốc rất coi trọng. Họ chuẩn bị tươm tất mọi lễ nghi trước khi đón con dâu "thời vụ" về nhà.

Người phụ nữ bị đem ra tiệm cầm đồ cầm cố như một món hàng (ảnh minh họa).

Trước khi "Điển hôn" diễn ra, gia đình người thuê "vợ" phải lập một "hợp đồng hôn nhân", trên đó có ghi rõ thời gian làm vợ "thời vụ", tiền thế chấp và giao kèo giữa các bên liên quan.

Một cuộc hôn nhân "thời vụ" thường kéo dài từ 3 đến 5 năm với giá thuê tùy theo độ tuổi của người vợ và thời gian thuê. Trong thời gian ở nhà chồng mới, người vợ không được phép liên hệ với nhà chồng ban đầu của mình.

Sau khi người phụ nữ được thuê về sinh con thì gia đình thuê đem trả người này cho tiệm cầm đồ. Người vợ tiếp tục ở tiệm cầm đồ chờ một gia đình khác đến đưa đi. Cứ thế vòng tròn thuê vợ liên tục lặp đi lặp lại không có điểm dừng.

Người phụ nữ sau khi sinh con cho gia đình thuê mình thì tuyệt đối không được bất cứ liên hệ gì với họ nữa. Người này không được quyền đến thăm con mình.

Chính quyền nhà nguyên khi đó từng ra lệnh cấm tục "điển hôn" nhưng nó vẫn bí mật diễn ra trong xã hội. phải cho đến cuối đời nhà thanh thì tục lệ này mới bị xóa bỏ hoàn toàn.

Các nhà sử gia nhận định, tục hôn nhân này không chỉ biến người phụ nữ thành hàng hóa rẻ mạt mà còn lấy mất đi quyền tự do của họ. Đây là một hành vi tàn nhẫn vô cùng.

Theo Hương Quỳnh/Doanh nhân Việt Nam

Theo kienthuc.trithuccuocsong.vn

Link bài gốc

Lấy linkĐóng

http://kienthuc.trithuccuocsong.vn/kho-tri-thuc/giai-ma-y-nghia-tuc-dien-hon-trong-xa-hoi-phong-kien-trung-quoc-5607527.html

Mạng Y Tế
Nguồn: Kiến thức (https://kienthuc.net.vn/tham-cung/giai-ma-y-nghia-tuc-dien-hon-trong-xa-hoi-phong-kien-trung-quoc-1511256.html)

Tin cùng nội dung

  • GDTĐ - Xu hướng làm đẹp thay đổi và phát triển không ngừng. Trong quá khứ con người có thể coi đó là đẹp, hấp dẫn thì hiện nay nó lại gây ra cảm giác rùng mình.
  • Thay vì, bỏ tiền ra mua đốt giấy tiền vàng mã, thì tại sao chúng ta không làm những việc khác có lợi ích cụ thể thiết thực hơn như mãi vật phóng sinh, bố thí giúp cho những kẻ tàn tật nghèo đói
  • Đến hẹn lại lên, khi mùa Xuân vẫn còn lưu luyến với núi rừng làng bản không nỡ dứt lòng rời đi, người Hà Nhì tại thôn Kin Chu Phìn giữa lưng chừng đất trời Tây Bắc lại náo nức đón Tết Gạ Ma O truyền thống với những quả trứng nhuộm hồng mang theo những lời may mắn cầu chúc cho trẻ em và gia đình.
  • Thanh minh tuy không phải là cái tết lớn, nhưng lại gắn liền với đạo đức, với bổn phận con người Việt Nam - bổn phận của con cháu tưởng nhớ công lao của tổ phụ, của những người đi trước. Đây chính là ngày giỗ tổ chung để mọi người có dịp báo hiếu, trả nghĩa, gọi là đền đáp phần nào ơn sinh thành tạo dựng của tổ tiên.
  • Quanh chuyện lì xì ngày Tết bằng tiền và bằng... chữ! Nghe hai tiếng lì xì người ta liền tưởng tới bao giấy màu đỏ, nho nhỏ bằng phần tư trang giấy học trò, bên trong có xếp mấy tờ tiền mới. Vậy hai tiếng lì xì ở đâu ra? Nguồn gốc của nó thế nào?
  • Không biết từ bao nhiêu nay, cứ mỗi năm vào mùa Tết là nhiều tục lệ cổ xưa được mọi người thực hiện. Cùng với tục khai bút đầu năm, người Việt còn có thói quen xin chữ và cho chữ vào những ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Đây là một việc làm mang nhiều ý nghĩa văn hóa.
  • Tục lệ cưới xin của dân tộc La Hủ
  • Mâm ngũ quả - Một tục lệ đẹp đẽ đầy nét nhân văn
  • Sống giữa đại ngàn Trường Sơn, người Cơ Tu ở Quảng Nam vẫn còn giữ nhiều tục lệ ly kỳ với linh vật gà, vì tin rằng đây là loài vật thông minh hơn con người, có thể gọi mặt trời thức dậy bằng tiếng gáy.
  • ​Một buổi chiều mùa thu ấp áp, trong phòng khám ngoài giờ của bác sĩ KD có một cô gái chừng 20 tuổi, vẻ mặt e lệ, ngượng ngùng, ngồi cạnh một chàng trai khôi ngô, tuấn tú hơn cô chừng vài tuổi. Cô gái hồi hộp với đôi mắt long lanh, chờ đợi đến lượt mình được khám. Thế rồi cái gì đến sẽ phải đến! Một giọng nói trong trẻo từ trong phòng khám vọng ra làm cho cô gái giật bắn người: “Nguyễn Thanh X, số 10, xin mời vào!”.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY