Thuốc A - Z hôm nay

Hướng dẫn sử dụng thuốc và biệt dược tìm theo danh mục, dạng thuốc, cơ chế tác dụng, dược động học, chỉ định, chống chỉ định, liều lượng, tác dụng phụ

Lactulose - Thuốc khử độc amoniac bệnh não do gan, nhuận tràng

Lactulose là một disacharid tổng hợp, chứa galactose và fructose, được chuyển hóa bởi các vi khuẩn đường ruột thành acid lactic và một lượng nhỏ acid acetic và acid formic.

Tên quốc tế: Lactulose.

Loại Thuốc: Thuốc khử độc amoniac, Thuốc nhuận tràng.

Dạng Thuốc và hàm lượng

Dung dịch uống, siro 10 g/15 ml (15 ml, 200 ml); túi đựng bột kết tinh khoảng 30 liều; chế phẩm có phối hợp với một số đường khác, như lactose, galactose, tagatose và các đường ceton khác (20 - 40%).

Tác dụng

Lactulose là một disacharid tổng hợp, chứa galactose và fructose, được chuyển hóa bởi các vi khuẩn đường ruột thành acid lactic và một lượng nhỏ acid acetic và acid formic.

Nguyên nhân chính gây ngộ độc thần kinh trung ương ở người bị hôn mê do gan là tăng amoniac trong máu. Do vậy, lactulose được dùng trong điều trị bệnh não do gan, nhưng cần dùng liều cao. Khoảng 75 - 85% người bệnh có đáp ứng lâm sàng tốt với điều trị lactulose.

Chỉ định

Phòng bệnh não do gan (tăng amoni huyết).

Táo bón mạn tính.

Chống chỉ định

Người bệnh có galactose huyết hoặc chế độ yêu cầu hạn chế lactose.

Quá mẫn với bất cứ thành phần nào trong chế phẩm.

Thận trọng

Với người đái tháo đường, vì một lượng nhỏ lactose và galactose tự do có trong một số dạng bào chế của Thuốc.

Thời kỳ mang thai

Chưa có dấu hiệu Thuốc ảnh hưởng tới sinh sản hoặc gây hại cho bào thai.

Thời kỳ cho con bú

Chưa có thông tin.

Tác dụng phụ

Thường gặp

Ðầy hơi, ỉa chảy (quá liều).

Ít gặp

Ðau bụng, buồn nôn, nôn, tăng natri huyết.

Xử trí

Nếu bị ỉa chảy, cần giảm liều ngay; nếu vẫn còn ỉa chảy, ngừng dùng Thuốc.

Liều lượng và cách dùng

Phòng bệnh não do gan

Người lớn: Bắt đầu: 20 - 30 g (30 - 45 ml dung dịch lactulose), 3 lần/ngày. Sau đó, cứ 1 - 2 ngày lại điều chỉnh liều để có thể đại tiện 2 - 3 lần trong ngày.

Trẻ em: Trẻ nhỏ: 2 - 6 g (3 - 9 ml)/ngày, chia làm nhiều lần.

Trẻ lớn và thiếu niên: 30 - 60 g (45 - 90 ml)/ngày, chia làm vài lần, sau đó cứ 1 - 2 ngày lại điều chỉnh liều để có thể đại tiện 2 - 3 lần/ngày. Nếu liều bắt đầu gây ỉa chảy, cần giảm liều ngay, nếu vẫn còn ỉa chảy, thì ngừng dùng Thuốc.

Tiền hôn mê hoặc hôn mê do gan

Dùng đường trực tràng: 200 g (300 ml) được pha loãng với 700 ml nước hoặc natri clorid 0,9%, giữ trong 30 - 60 phút, dùng 4 - 6 giờ một lần.

Táo bón

Khởi đầu có thể dùng 2 lần/ngày. Trong đợt điều trị nên điều chỉnh liều theo từng người, nhưng nên theo hướng dẫn sau:

Người lớn: 10 g, 2 lần/ngày, tăng đến 40 g/ngày, nếu cần thiết. Liều duy trì: 7 - 10 g/ngày.

Trẻ 5 - 10 tuổi: 6 g, 2 lần/ngày; trẻ dưới 5 tuổi: 3 g, 2 lần/ngày; trẻ dưới 1 tuổi: 2 g, 2 lần/ngày.

Tương tác

Không dùng đồng thời với các Thuốc nhuận tràng khác, vì gây đại tiện nhiều, làm khó xác định chính xác liều lactulose cho điều trị bệnh não do gan.

Các Thuốc kháng acid không hấp thu có thể ảnh hưởng tới sự tạo acid đường ruột của lactulose.

Một số Thuốc kháng khuẩn có thể ảnh hưởng đến hệ vi khuẩn đường ruột giúp chuyển hóa lactulose; tuy nhiên, neomycin có thể dùng đồng thời trong điều trị bệnh não do gan.

Bảo quản

Bảo quản ở nhiệt độ phòng.

Quá liều và xử trí

Triệu chứng: Ỉa chảy, đau bụng, nhiễm kiềm do giảm clor huyết, mất nước, hạ huyết áp, giảm kali huyết.

Ðiều trị: Không có Thuốc giải độc đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng.


Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/l/lactulose/)

Tin cùng nội dung

  • Trước hết cần phải nhấn mạnh rằng, việc dùng bất cứ loại Thu*c nào ở phụ nữ có thai cũng phải đặc biệt thận trọng. Người bệnh cần đi khám để được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán và chỉ định Thu*c thích hợp
  • Con tôi 4 tuổi. Cháu bị táo bón từ nhỏ. Bác sĩ cho cháu dùng Thuốc nhuận tràng duphalac.
  • Táo bón xảy ra khi phân di chuyển qua đường ruột chậm, gây ra đại tiện khó khăn, và số lần đại tiện giảm (thường ít hơn 3 lần trong một tuần). Táo bón đôi khi còn là triệu chứng của một bệnh lý thực thể nào đó.
  • Con gái tôi 5 tuổi, từ bé cháu đã bị táo bón, số lần đi ngoài rất ít. Cách đây 1 năm tôi đưa cháu đi khám thì bác sĩ bảo cháu bị táo bón chức năng và cho dùng Thuốc duphalac.
  • Sử dụng dấm táo có thể mất tác dụng hoặc tăng độc tính của Thuốc: Thuốc trợ tim như các glycosid trợ tim (digitalis), Thuốc lợi tiểu, Thuốc nhuận tràng
  • Tôi 45 tuổi, thường xuyên bị táo bón từ nhiều năm nay. Tôi đã dùng nhiều biện pháp kể cả uống Thuốc nhuận tràng để cải thiện tình trạng...
  • Tôi 44 tuổi, bị táo bón đã mấy năm nay, rất khó chịu. Thỉnh thoảng tôi lại phải uống một đợt Thuốc nhuận tràng loại có chứa hoạt chất natri picosulfat hoặc bisacodyl trong 1 tuần
  • Hai Thuốc glycerin và glyceryl trinitrate là hai Thuốc có công dụng hoàn toàn khác nhau nhưng tên Thuốc gần giống nhau (chỉ khác là Thuốc glyceryl có chữ “y” và có thêm cụm “trinitrate”), và người dùng dễ bị nhầm lẫn.
  • Do những lợi ích mà Chương trình điều trị methadon (Chương trình điều trị nghiện các chất dạng Thu*c phi*n bằng Thu*c thay thế methadon) mang lại cho người bệnh, gia đình bệnh nhân và cho xã hội...
  • Nếu không biết cách uống thì nước dừa lại rất có hại cho sức khỏe, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY