Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây Tra làm chiếu - Hibiscus tiliaceus L

Dược liệu Tra làm chiếu Vị ngọt, nhạt, tính hơi hàn; thân và lá có tác dụng thanh lương tiêu thũng, cành non, hoa có tác dụng giải độc sắn. Ở miền Nam nước ta, lá được dùng làm Thu*c nhuận tràng và tan sưng; bột rễ với liều 3g được dùng để gây nôn.
Tra làm chiếu - Hibiscus tiliaceus

Tra làm chiếu - Hibiscus tiliaceus L., thuộc họ Bông - Malvaceae.

Mô tả: Cây gỗ hay cây bụi. Lá hình mắt chim, dạng tim, có tai dính hay hơi lợp lên nhau, thon nhọn đột ngột thành mũi ở đầu, nhẵn ở mặt trên, mềm và trắng ở dưới, đường kính tới 12cm với 5 gân chính. Hoa vàng, đơn độc ở nách các lá tiêu giảm, xếp thành chùm 2-5 cái. Quả hình cầu, dẹp và có gai nhọn ở đầu, có lông tơ cứng và vàng. Hạt nhẵn, hình thận, hơi có vạch.

Ra hoa tháng 6-9.

Bộ phận dùng: Lá, hoa, vỏ thân - Folium, Flos et Cortex Hibisci Tiliacei.

Nơi sống và thu hái: Loài của Ấn Độ qua Ðông dương, Trung Quốc tới Malaixia, Philippin, Inđônêxia. Ở nước ta, cây mọc phổ biến ở vùng ven biển, ven sông ở các bãi sú vẹt nước mặn.

Tính vị, tác dụng: Vị ngọt, nhạt, tính hơi hàn; thân và lá có tác dụng thanh lương tiêu thũng, cành non, hoa có tác dụng giải độc sắn.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ở Trung Quốc, cây được dùng trị ung sang thũng độc và ăn sắn trúng độc.

Ở miền Nam nước ta, lá được dùng làm Thu*c nhuận tràng và tan sưng; bột rễ với liều 3g được dùng để gây nôn.

Ở Philippin, nước sắc lá được dùng để rửa các vết thương rò, mụn mủ, bướu, bệnh về tóc, đau tai; còn dùng chữa bệnh về cơ quan tiết niệu, bệnh lao phổi, đau ngực, ho, đau dạ dày, đau ruột.

Tra làm chiếu (Tên khoa học: Hibiscus tiliaceus) là một loài thực vật có hoa thuộc chi Dâm bụt (Hibiscus), họ Cẩm quỳ (Malvaceae).

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/lists/cay-tra-lam-chieu-hibiscus-tiliaceus-l)

Tin cùng nội dung

  • Dưa muối không được đề cao về mặt dinh dưỡng mà chỉ được xem là món tạo cảm giác giúp ngon miệng hơn mà thôi
  • Tôi đau dạ dày nhiều năm rồi. Lần này có dịp lên Sài Gòn học, Mangyte chỉ giúp tôi phòng khám uy tín với. Tôi cần chuẩn bị gì khi đi khám bệnh. Cảm ơn Mangyte nhiều nhé. (Nguyễn Thành Tín Trung, Hậu Giang)
  • Chào Mangyte, Xin cho tôi hỏi: muốn khám Thận - tiết niệu chuyên khoa ở TPHCM thì khám ở bệnh viện nào là tốt nhất? Tôi xin chân thành cảm ơn. (Trần Thị Nga - Gò Vấp, TPHCM)
  • Chào Mangyte, Bố em năm nay ngoài 50 tuổi. Gần đây bố em hay bị đau lồng ngực và khó thở, đi khám thì BS bảo bố em bị thiếu máu tim cục bộ. Em rất mong Mangyte tư vấn cho người nhà em bệnh viện nào khám bệnh tim tốt nhất hiện nay ở TPHCM? Chi phí khoảng bao nhiêu? Và có thể khám trong ngày hay không? Em cảm ơn Mangyte. (Ái Nguyễn - ainhu...@gmail.com)
  • Theo Đông y, cây bông hạc có vị ngọt, nhạt, hơi đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm, trừ thấp. Dùng chữa viêm thận cấp tính và mạn tính; Viêm bàng quang; Sỏi tiết niệu...
  • Khi dân số có tới gần 30% mắc các bệnh lý về dạ dày và được dự báo sẽ tăng nhanh hơn nữa thì cần phải chú ý điều trị hệ quả của căn bệnh này trước, để giúp bữa ăn mỗi ngày thêm ngon.
  • Chụp X quang hệ tiết niệu bằng đường tĩnh mạch (Intravenous Urography, IVU) còn được gọi là chụp X quang bể thận bằng đường tĩnh mạch (Intravenous Pyelography, IVP) là kỹ thuật sử dụng X quang và Thu*c cản quang tiêm qua đường tĩnh mạch để giúp khảo sát thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. IVU có thể giúp tìm kiếm sỏi thận cũng như nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiểu, tiểu ra máu hoặc những tổn thương khác của đường tiết niệu.
  • Một số mẹo nhỏ như chườm lạnh, thoa kem, mặc áo ngực khi ngủ, tắm nước ấm có thể giúp giảm đau ngực trong suốt giai đoạn mang thai
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
  • Viêm đường niệu thuộc phạm vi chứng lâm trong Đông y. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của bệnh rất phức tạp, chủ yếu do thận hư và bàng quang thấp nhiệt, gặp phải các tác nhân làm suy giảm chính khí quá mức như phòng lao quá độ, T*nh d*c không điều hòa, giận dữ, ăn uống thái quá, thiếu khoa học... làm cho bàng quang không khí hóa được, bên trong vừa hư, vừa bị tích tụ sinh ra nội thấp kiêm hiệp nhiệt.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY