Bệnh kiết lỵ do ký sinh trùng amíp gây ra (Entamoeba histolytica). Bệnh lây theo đường ăn uống (phân - miệng), gây bệnh ở đường ruột và gây nhiều biến chứng nguy hiểm như chảy máu đường tiêu hóa gây thiếu máu hoặc có thể gây thủng ruột, sốc nhiễm trùng, nhiễm độc...
Amíp gây bệnh bằng xâm nhập niêm mạc đại tràng, tạo các vết loét chảy máu, đồng thời kích thích đám rối thần kinh cảm giác và bài tiết chất nhầy gây co thắt và tăng nhu động ruột. Nếu loét nhiều, lâm sàng nặng nề, nếu loét ít, bệnh chỉ gây tiêu chảy nhẹ. Nếu vết loét xơ hóa nằm cạnh nhau có thể gây biến dạng đại tràng dẫn đến viêm đại tràng mạn.
Thể cấp diễn: Khởi phát thường âm thầm, không sốt hay sốt nhẹ (nếu có bội nhiễm), toàn thân ít thay đổi, có thể tiêu chảy vài lần trong ngày, đau bụng mơ hồ... Thời kỳ toàn phát điển hình với hội chứng lỵ: đau bụng quặn, mót rặn. Tính chất phân: lúc đầu bệnh nhân có thể đi cầu phân lỏng, về sau phân nhiều nhầy lẫn máu đỏ hay nâu, trung bình 10-12 lần/ngày, có khi phân thành khuôn, nhầy máu bám xung quanh và cuối cùng có vài giọt máu. Ở người già và trẻ suy dinh dưỡng, hội chứng lỵ không điển hình, có khi chỉ đại tiện máu. Bệnh có thể tự ổn định và tái phát khi gặp yếu tố thuận lợi. Điều cần chú ý là bệnh có xu hướng trở thành mạn tính nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, dễ gây di chứng viêm đại tràng mạn.
Các vùng ngập lũ cần xử lý nước sinh hoạt theo hướng dẫn.
bệnh lỵ amíp thể tối cấp (ác tính): gặp ở cơ thể suy giảm miễn dịch, hoặc suy kiệt với tổn thương hoại tử lan khắp đại tràng. hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân nặng với sốt cao, có khi hạ thân nhiệt, tổng trạng suy nhược, lơ mơ, mất nước, trụy tim mạch. đau bụng dữ dội, nôn nhiều, đại tiện không tự chủ, hậu môn giãn rộng, đại tiện ra chất nước nhầy thối lẫn máu. gan có thể to và đau, bụng trướng, có phản ứng thành bụng nhẹ.
Thể mạn tính: Sau giai đoạn cấp tính hay bán cấp nếu không điều trị, bệnh trở thành mạn tính với nhiều đợt bệnh cách nhau. Lúc này chức năng đại tràng không còn bình thường nữa, triệu chứng bệnh giống như viêm đại tràng mạn. Đau bụng lâm râm liên tục và rối loạn tiêu hóa: thường là tiêu chảy xen kẽ táo bón, no hơi, ăn không tiêu đối với một số thức ăn như: rau sống, sữa... bệnh nhân suy nhược, biếng ăn, sụt cân.
Nếu chẩn đoán đúng lỵ amíp, điều trị đúng, khẩn trương và chăm sóc tốt, bệnh khỏi nhanh và khỏi hoàn toàn. Nếu để muộn, không được điều trị đúng Thu*c hoặc không được chữa trị hoặc chữa trị sai sẽ dẫn đến một số hậu quả xấu. Đó là trở thành bệnh kiết lỵ mạn tính hoặc dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Hay gặp nhất là chảy máu đường tiêu hóa gây thiếu máu hoặc có thể gây thủng ruột là một biến chứng cực kỳ nguy hiểm vì gây viêm phúc mạc, sốc nhiễm khuẩn, nhiễm độc, có thể Tu vong nếu cấp cứu không kịp thời.
Có thể gây bán lồng ruột hoặc lồng ruột do các dây chằng bị sẹo làm thắt, hẹp trực tràng hoặc tạo thành các u nang amíp lành tính ở manh tràng hoặc đại tràng xích-ma.
Nguy hiểm hơn là gây áp-xe gan, nếu không xử trí kịp thời sẽ vỡ tràn vào phúc mạc gây viêm phúc mạc, tràn vào cơ hoành, phổi gây áp-xe rất nguy kịch.
Cách tốt nhất để bảo vệ mình không mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa là ăn các thức ăn mới nấu, đậy kín, chỉ uống nước sạch đã đun sôi, không ăn các thức ăn nguội mà ruồi nhặng có thể đậu vào. Khi một người trong gia đình bị bệnh, cần đậy kín phân, xử lý kỹ tránh ruồi nhặng, gián, chuột làm lây bệnh cho người khác. Các vùng mưa lũ ngập úng cần có biện pháp xử lý nguồn nước và môi trường khoa học, đúng quy trình để tránh làm bệnh có nguy cơ bùng phát. Sau khi chăm sóc người bệnh, cần rửa tay kỹ nhiều lần bằng xà phòng hoặc các dung dịch tẩy trùng như cloramin B. Một điều cần chú ý là một khi đã đi ngoài có lẫn máu, chất nhầy (hoặc chỉ có lẫn máu hoặc nhầy đơn thuần), cần đến ngay cơ sở y tế để khám. Không nên tự chữa bằng các bài Thu*c dân gian vì bệnh có thể bị kéo dài, nặng lên và khó chữa hơn.
Chủ đề liên quan:
lỵ amíp