Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Làm gì để sỏi mật không tái phát?

Năm nay tôi 40 tuổi bị sỏi ở túi mật hiện đã phẫu thuật nhưng nghe nói sỏi mật có thể tái phát. Xin hỏi để phòng ngừa sỏi mật tái phát phải làm gì?

nghiahd@yahoo.com

Sỏi mật là một khối cứng trong túi mật được tạo nên từ những thành phần của mật như cholesterol, sắc tố mật bilirubin. nhiều người nghĩ sỏi mật cứ phẫu thuật là khỏi hẳn, tuy nhiên, sỏi mật vẫn có nguy cơ tái phát. vì vậy, để phòng sỏi mật không tái phát, sau phẫu thuật, người bệnh cần điều chỉnh lối sống thật phù hợp những điều sau đây: cần thực hiện một chế độ ăn kích thích ruột vận động để kích thích lưu thông mật, đó là dùng nhiều rau. rau giúp ruột tăng co bóp đồng thời kích thích mở cơ oddi để mật xuống ruột. mặt khác, cần điều chỉnh hàm lượng mỡ ăn, giảm thức ăn có nhiều hàm lượng cholesterol như: phủ tạng động vật (óc, tim, gan, lòng, bầu dục..), lòng đỏ trứng gà... để cơ thể không gây ra sự dư thừa tạo sỏi. theo khuyến cáo mọi người không nên ăn quá 50g mỡ mỗi ngày, và riêng cholesterol không nên sử dụng quá 250mg mỗi tuần - tương đương không nên sử dụng quá 2 quả trứng một tuần.

Khi có biểu hiện đau ở vùng dưới bờ sườn bên phải thì cần đi khám và xử lý ngay, bởi đó có thể là một dấu hiệu của đường mật bị viêm. Nếu được điều trị kịp thời, mật sẽ không bị ứ lại và không có nguy cơ tạo sỏi.

BS. Nguyễn Hải

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/lam-gi-de-soi-mat-khong-tai-phat-n180111.html)
Từ khóa: sỏi mật

Chủ đề liên quan:

sỏi mật

Tin cùng nội dung

  • Các triệu chứng đau vùng trên bên phải hoặc vùng trên giữa bụng, đau lan ra sau lưng... là một trong những biểu hiện của sỏi mật
  • Sỏi mật có thể ở đường dẫn mật trong gan nơi giao nhau giữa ống dẫn mật và túi mật hoặc ở ống mật chủ hoặc túi mật.
  • Nguyên nhân của những cơn đau quặn hạ sườn phải buộc bệnh nhân phải đi cấp cứu thường do sỏi mật gây ra.
  • Tuổi tác, béo phì, hormone... là những tác nhân đầu tiên khiến cho phụ nữ dễ mắc bệnh sỏi mật. Chị em hãy cảnh giác với căn bệnh này nhé.
  • Ít ăn mặn sẽ không bị sỏi, uống Thu*c lợi tiểu, chỉ tán sỏi khi to... là những hiểu nhầm về bệnh sỏi thận, sỏi mật.
  • Theo y học cổ truyền, đu đủ có vị ngọt tính mát, tác dụng bổ dưỡng, kiện tỳ, nhuận tràng, thanh nhiệt, lợi thấp.
  • Nghiên cứu cho thấy những người bị sỏi thận sẽ có nguy cơ mắc sỏi mật và ngược lại.
  • Tại sao đa phần dân văn phòng bị sỏi thận, sỏi mật? Theo các chuyên gia, ngoài sự căng thẳng, bận rộn, 4 thói quen sau đây chính là “ hung thủ”.
  • Theo Đông y, sỏi mật thuộc phạm vi của các chứng đản chướng, hiếp thống, hoàng đản, kết hung, tích hoàng... Nguyên nhân dẫn tới sỏi mật thường là do tình chí bất sướng (tinh thần căng thẳng), tâm trạng không thoải mái hoặc ưu tư, phẫn nộ quá độ... khiến cho can khí uất kết (chức năng điều tiết của can bị rối loạn) sẽ khiến đởm chấp (dịch mật) bị ứ đọng, thấp nhiệt nội sinh và dần dần hình thành sỏi mật.
  • Sỏi mật được hình thành khi dịch mật tích trữ trong túi mật trở nên cứng tạo thành sỏi
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY