Bạn nên biết hôm nay

Làm gì khi khó thở do di chứng Covid?

Các bài tập thở như thở bụng, thở ngực, thở chím môi hay thực hành vật lý trị liệu được coi là liệu pháp hiệu quả giúp cải thiện chứng khó thở hậu Covid.

Tiến sĩ, bác sĩ nguyễn như vinh (trưởng khoa thăm dò chức năng hô hấp, bệnh viện đại học y dược tp hcm) cho biết, khi mắc các bệnh đường hô hấp như hen, viêm phổi, phổi tắc nghẽn mạn tính (copd), đặc biệt là covid-19 trong giai đoạn hiện nay, phổi của người bệnh có thể có nhiều đàm (đờm), gây khó thở, khó chịu. triệu chứng này có thể sẽ kéo dài trong giai đoạn hậu covid hay còn gọi là covid-19 kéo dài.

Những ai sẽ gặp triệu chứng khó thở hậu Covid-19?

Tất cả f0 đều có thể gặp khó thở hậu covid, bao gồm người không triệu chứng cho đến bệnh nhân rất nặng phải điều trị trong đơn vị chăm sóc tích cực (icu).

Tỷ lệ mắc

Theo thống kê tại Phòng khám hậu Covid-19 Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, trong số 4000 bệnh nhân đến khám, khoảng 50% có triệu chứng khó thở. Đây cũng là tỷ lệ ghi nhận được tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn.

Biểu hiện bệnh

Người bệnh có thể thở nông hoặc sâu hơn bình thường. các hoạt động thường ngày có thể gây khó thở như thay quần áo, đi vào phòng tắm, làm việc nhà... khi thăm khám chụp x-quang, trong một số trường hợp người khó thở, phổi có biểu hiện tổn thương, trắng xóa, xơ hóa phổi.

Khi gặp triệu chứng khó thở, người bệnh cần ngừng nói hay di chuyển, từ từ phục hồi nhịp thở, thư giãn bằng cách nhìn vào bức tranh hay cảnh vật, thực hiện bài tập kiểm soát hơi thở. Các bài tập thở và vật lý trị liệu được đánh giá là có hiệu quả trong khắc phục tình trạng này.

Cách khắc phục

Người bệnh có thể tập thở chím môi, theo đó, cần tập trung vào nhịp thở, thở chậm và thư giãn nhịp nhàng. mím môi và hít vào bằng mũi trong hai nhịp, giữ 3-5 giây nếu không khó thở sau đó chúm môi như thổi sáo và từ từ thở ra bằng miệng trong 4 nhịp.

Ngoài ra, tập thở bụng và tập thở ngực là hai bài tập hỗ trợ phục hồi di chứng hậu Covid-19 theo y học cổ truyền, nhằm tăng thông khí phổi.

Nếu có đàm nhớt, người bệnh có thể tập ho chủ động hoặc sử dụng bình nước có ống hút, thổi mạnh cho bình nước nổi bọt khí qua đó thải trừ đàm nhớt ra ngoài.

Bác sĩ hướng dẫn F0 tập thở phục hồi phổi tại nhà

Bác sĩ hướng dẫn F0 tập thở phục hồi phổi tại nhà

Bác sĩ hướng dẫn tập thở phục hồi phổi cho F0 tại nhà. Video. Bác sĩ cung cấp

Xem thêm:

Bài tập thở kết hợp vận động nâng thể lực hậu Covid

Điều trị

Việc xử trí trường hợp khó thở kèm xơ hóa phổi đòi hỏi kiến thức chuyên sâu về hậu covid cũng như cần kế hoạch chặt chẽ, lâu dài và sự kết hợp của nhiều chuyên khoa. hiện tp hcm đã có nhiều cơ sở tại các bệnh viện chuyên trị bệnh lý covid kéo dài, kết hợp tập vật lý trị liệu.

Phòng ngừa

Triệu chứng khó thở có thể xảy ra ở mọi bệnh nhân covid-19 từ nhẹ đến nặng, với biểu hiện lâm sàng đa dạng. tất cả bệnh nhân hồi phục cần được theo dõi, tầm soát các rối loạn, từ đó lên kế hoạch điều trị tích cực, lâu dài.

Bác sĩ Hồ Thanh Lịch (Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn) cho biết để hạn chế nguy cơ mắc di chứng, trong giai đoạn điều trị, người bệnh nên tập thở, tập phục hồi chức năng sớm. Nhóm nguy cơ cao như người trên 65 tuổi, người có bệnh nền nên dùng Thu*c kháng virus sớm, Thu*c giảm tỷ lệ chuyển nặng, giảm tỷ lệ viêm phổi và xơ hóa phổi do nCoV.

F0 ở Bệnh viện Phục hồi chức năng và Điều trị bệnh nghề nghiệp (quận 8), mỗi ngày được bác sĩ hướng dẫn các bài tập cải thiện hô hấp, phục hồi phổi, tháng 9/2021. Ảnh: Quỳnh Trần.

F0 ở Bệnh viện Phục hồi chức năng và Điều trị bệnh nghề nghiệp (quận 8), mỗi ngày được bác sĩ hướng dẫn các bài tập cải thiện hô hấp, phục hồi phổi, tháng 9/2021. Ảnh: Quỳnh Trần

Lê Cầm

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/lam-gi-khi-kho-tho-do-di-chung-covid-4416324.html)

Tin cùng nội dung

  • Bạn có thể chú ý những dấu hiệu mang thai gồm mệt mỏi, buồn nôn, tiểu nhiều và căng ngực.
  • Cá nóc rất độc dù là cá tươi, khô, đông lạnh. Ăn nhầm cá nóc Ch?t chóc cận kề. Có gia đình ăn cá nóc Ch?t cả nhà. Do đó chúng ta phải cảnh giác phòng tránh ngộ độc cá nóc.
  • Phương pháp này giúp giảm thiểu các bước xét nghiệm thủ công, từ đó giảm thiểu rủi ro sai sót, rút ngắn thời gian chẩn đoán.
  • Táo Quân cuối năm sắp đến, và một câu hỏi đang đặt ra cho tất cả chúng ta là: Táo Y tế sẽ nói gì trong một năm đầy biến động? Để cung cấp một cái nhìn khách quan, tôi xin góp vài dòng phân tích những nội dung nên và không nên châm biếm.
  • Khi mang thai, cơ thể của người phụ nữ sẽ thay đổi rất nhiều so với lúc bình thường như: buồn nôn, thèm ăn, tức ngực,… trong đó có biểu hiện hơi khó thở khiến cho nhiều thai phụ lo lắng.
  • Khó thở là một biểu hiện của sự cản trở lưu thông không khí trong đường thở. Nó là một dấu hiệu thường gặp và do nhiều nguyên nhân, đa số do bệnh lý ở bộ máy hô hấp, nhưng đôi khi còn do bệnh tim, do rối loạn chuyển hóa, do hệ thần kinh bị tổn thương…
  • Cơn đau thắt ngực. Để phân biệt đây là cơn đau thắt ngực hay nhồi máu cơ tim (cấp) hay là bệnh tim thiếu máu cục bộ, cần phải có điện tâm đồ (ECG), men tim.
  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
  • Cả hai cháu bé đều nhập viện trong tình trạng khó thở, khàn tiếng. Tiến hành mổ nội soi, bác sĩ gắp ra nhiều u sùi nhú mọc trên thanh quản.
  • Chào Mangyte, Bố em năm nay ngoài 50 tuổi. Gần đây bố em hay bị đau lồng ngực và khó thở, đi khám thì BS bảo bố em bị thiếu máu tim cục bộ. Em rất mong Mangyte tư vấn cho người nhà em bệnh viện nào khám bệnh tim tốt nhất hiện nay ở TPHCM? Chi phí khoảng bao nhiêu? Và có thể khám trong ngày hay không? Em cảm ơn Mangyte. (Ái Nguyễn - ainhu...@gmail.com)
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY