Dinh dưỡng hôm nay

Làm việc tại nhà giữa bão Covid-19: Tưởng là thoải mái nhưng đằng sau là một vấn đề

Trên khắp thế giới, không ít công nhân viên đã nhờ Covid-19 mà được chuyển sang làm việc từ xa. Chỉ là hiệu suất công việc lại có vẻ không khả quan như mong muốn.

Làm việc từ xa (telework hay remote working) là hình thức lao động cho phép công nhân viên không cần tới chỗ làm, mà hoàn thành chỉ tiêu ở bất cứ đâu cũng được. Nó xuất hiện từ khoảng thập niên 1970, ngày càng mở rộng hơn nhờ sự phát triển của công nghệ kỹ thuật số.

Virus corona phổ biến và bình thường hóa lao động từ xa

Đại dịch đã gây thiệt hại nghiêm trọng về người và của. Hàng loạt các trường học, nhà máy, hàng quán… bắt buộc phải đóng cửa, nhiều tỉnh-thành phố bị phong tỏa.

Trước khi đại dịch xảy ra, chuyện làm việc từ xa chỉ giới hạn trong một số ngành nghề, công ty... Ngoài vài nước phương Tây như Thụy Điển, Phần Lan... có lượng nhân viên tương đối cao, còn lại đều rất ít. Thậm chí ở các quốc gia phương Đông như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản… đều yêu cầu có mặt và hoàn thành công việc tại chỗ làm rất khắt khe. Nhân viên chỉ cần đi muộn vài phút cũng có khả năng bị cắt giảm lương thưởng.

Nhưng Covid-19 lại buộc con người phải giãn cáchn - cách ly xã hội, khiến nhiều doanh nghiệp miễn cưỡng chuyển đổi sang hình thức làm việc tại nhà. Từ mọi châu lục, lượng nhân viên lao động từ xa ngày một gia tăng. Trừ các trường hợp bất khả kháng, phần lớn các nơi làm việc đều cố gắng linh hoạt hết khả năng. Một số chủ lao động còn phân phát máy móc, trang thiết bị cho công nhân viên mang về nhà.

Làm việc tại nhà: Thiên đường tự do và tự chủ

Mọi nơi làm việc đều có quy định về giờ giấc, tác phong, trang phục… Nhưng dù chúng có đơn giản, linh hoạt đến mức nào thì cũng chưa đáp ứng hết mong muốn của công nhân viên. Trong khi đó làm việc từ xa thì ngược lại, không có yêu cầu nào ngoài hoàn thành chỉ tiêu. Người lao động hoàn toàn làm chủ thời gian, hoạt động và điều này đem tới không ít lợi ích tuyệt vời.

Lợi ích đầu tiên là thư giãn. Nếu ở công ty, không gian của một người bị giới hạn trong phạm vi bàn làm việc cá nhân thì ở nhà, họ muốn đứng lên ngồi xuống, đi lại loanh quanh lúc nào cũng được. Đặc biệt, ở nhà thì cũng chẳng cần để ý ánh mắt, thái độ của cấp trên hay đồng nghiệp.

Thứ hai là thoải mái lo việc tư. Nếu ở công ty, nhân viên phải gác toàn bộ đời sống cá nhân để tập trung cho công việc thì ở nhà lại ngược lại. Họ có thể chăm sóc con nhỏ, người thân, dọn dẹp nhà cửa, chơi game… thỏa thích rồi mới đem công việc ra làm sau - dĩ nhiên phải đảm bảo chỉ tiêu đặt ra.

Thứ ba là tự do ngủ nghỉ. Đối với vấn đề sức khỏe, đây là lợi ích to lớn nhất. Nó đánh bay toàn bộ các căng thẳng và mệt mỏi, đem lại sự sảng khoái cả về thể chất lẫn tinh thần.

Ngoài ra, làm việc tại nhà còn góp phần bảo vệ môi trường. Nó giảm số người tham gia giao thông, qua đó hạ thấp lượng khí thải. Trong bối cảnh Covid-19 hiện nay, làm việc tại nhà còn đặc biệt giảm thiểu nguy cơ lây lan bệnh dịch.

Hiệu quả công việc có thể... kém

Khi làm việc tại nơi quy định, công nhân viên bị thúc ép phải hoàn thành chỉ tiêu trong thì giờ hành chính. Họ bắt buộc phải cố gắng hết sức thì mới xong phần việc được giao đúng thời hạn, hay còn gọi là "deadline".

Dưới góc độ tâm lý, thời hạn là áp lực thúc đẩy hiệu suất làm việc. Càng sát deadline, con người càng tăng cường khả năng tập trung, nỗ lực đuổi kịp tiến độ. Ngược lại nếu không bị hạn chót đốc thúc, chúng ta có xu hướng "để đó, từ từ tính" mãi mãi.

Vào năm 2015 tại Mỹ, Quỹ Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ (US National Science Foundation) quyết định gia hạn thời gian nộp báo cáo địa chất mới lên thành 2 năm 1 lần (trước đó là mỗi năm 1 lần). Lập tức, lượng "bài vở" của các nhà khoa học giảm xuống hẳn 59%. Khi không bị deadline "dí", đến cả giới nghiên cứu cũng rất rề rà.

Gần đây, nhà xã hội học Nora Liberman (Mỹ) tiến hành thử nghiệm tác dụng của sự tập trung trên sinh viên trường ĐH Tel Aviv. Bà chia họ thành 2 nhóm, bắt phải làm một đề thi tổng hợp cả đống các câu hỏi cực kỳ nhàm chán. Song chỉ có nhóm thứ nhất là biết họ phải làm tất cả bao nhiêu câu, còn nhóm thứ 2 thì không.

Theo tính toán của Liberman, các sinh viên phải mất khoảng 90 phút để làm xong. Bà quan sát và thấy, nhóm thứ nhất nhanh chóng hoàn thành trong thời gian dự đoán. Ngược lại, nhóm thứ hai càng lúc càng lừ đừ, dần muốn bỏ cuộc. Chỉ khi được bà cho biết còn lại bao nhiêu câu nữa, họ mới đột ngột tăng tốc.

Liberman ví 2 thử nghiệm này giống như 2 hành trình rất dài và tẻ nhạt. Nhóm thứ nhất vì biết rõ đích đến ở đâu, nên mau chóng chạy hết tốc lực, kết thúc gọn nhẹ. Nhóm thứ hai thì vừa không biết đích đến lại không có giới hạn thời gian, nên tự động giảm tốc dưỡng sức, thành ra "ì".

Nhưng như vậy thì liên quan gì? Có đấy, bởi việc làm từ xa sẽ không khiến bạn bị "dí" như trên công ty về mặt deadline. Điều này sẽ khiến bạn buông lỏng bản thân, dẫn đến hiệu suất lao động giảm đi.

Tự do về mặt thời gian lúc này trở thành cái bẫy, có khả năng khiến chúng ta tốn nhiều thì giờ cho công việc hơn mà không hay. Chẳng hạn trong giai đoạn này, nếu bạn thấy mình làm việc từ sáng đến đêm vẫn chưa xong việc thì rất tiếc, bạn đã rơi vào chiếc bẫy này rồi đó.

Tuy nhiên, muốn giải quyết dứt điểm vấn đề này cũng chẳng khó. Bạn chỉ cần tự đặt ra thời hạn và nghiêm khắc tuân thủ là ổn.

Theo Bbc

Vũ Huế

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo dân sinh (http://baodansinh.vn/lam-viec-tai-nha-giua-bao-covid-19-tuong-la-thoai-mai-nhung-dang-sau-la-mot-van-de-2202013442511231.htm)

Tin cùng nội dung

  • Những người mắc bệnh dạ dày, luôn gặp những khó khăn trong công việc và sinh hoạt hằng ngày, vì những cơn đau thắt đến bất chợt.
  • Chào Mangyte, cha mẹ chúng tôi ở Việt Nam, đều trên 75 tuổi. Tôi muốn thỉnh thoảng thử máu kiểm tra sức khỏe cho các cụ. Xin hỏi ở TPHCM có nơi nào nhận lấy máu tại nhà không? Chi phí cho 1 lần lấy máu là bao nhiêu? Trân trọng cảm ơn.
  • Chào Mangyte, xin cho em được hỏi các bệnh viện và trung tâm y tế trên địa bàn TPHCM làm việc trở lại từ ngày bao nhiêu vậy? Vui lòng cho tôi địa chỉ và SĐT của một số bệnh viện để tôi tiện liên lạc ạ. Xin cảm ơn BS. (Kim Thoa - TPHCM),
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Tôi muốn đăng ký khám chữa bệnh tại nhà cho ba mẹ tôi thì liên hệ ở đâu? Thủ tục như thế nào? Sắp tới công việc của tôi rất bận nên muốn tìm dịch vụ này cho tiện. Cảm ơn mangyte.vn! (Thu Hồng - Đà Nẵng)
  • Hai hôm nay tôi bị sốt, bác sĩ yêu cầu xét nghiệm máu mà tôi chưa sắp xếp công việc để đi được. Xin hỏi ở Hà Nội có dịch vụ xét nghiệm tại nhà không? Nếu có thì chi phí ra sao? Cảm ơn các bác sĩ trên mangyte.vn! (Hải Đăng - nguyenhai…@gmail.com)
  • Tôi nghe nói BV Đại học Y dược có dịch vụ giao Thuốc tại nhà. Không biết giá cả và phạm vi như thế nào? Nhờ bác si trên mangyte.vn giúp cho các thông tin chi tiết. Rất cảm ơn!
  • Ung thư và điều trị ung thư bằng các phương pháp như xạ trị, hóa trị...có thể gây ra các rắc rối cho cơ thể, kể cả việc ăn uống hằng ngày
  • Những người có nhu cầu khám bệnh tại nhà thường là những gia đình có bệnh nhân bị các bệnh mạn tính và di chứng của các bệnh nặng
  • Là một nhân viên y tế, bạn có thể phải tiếp xúc với nhiều nguồn lây nhiễm khác nhau. Sự lây nhiễm có thể xảy ra qua máu, không khí, dịch tiết từ miệng hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các vật liệu truyền nhiễm. Hãy tự bảo vệ mình khỏi bị nhiễm trùng bằng cách làm theo các hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm tại nơi làm việc.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY