Nhà thơ Vũ Quần Phương và tác giả bài viết tại sân bay Đà Nẵng |
Khi biết về chương trình kể trên và biết nhóm nữ dịch giả Hà Nội chúng tôi đã tổ chức dịch xuôi, dịch ngược văn học của Việt Nam và của các nước, nhà thơ Vũ Quần Phương rất hoan nghênh, tỏ ý động viên chúng tôi. Và khi nói đến chuyện dịch văn học, ông như được cuốn vào một dòng chảy miên man. Ông kể biết bao chuyện liên quan đến dịch văn học.
Đầu tiên, ông khuyên tôi nên kết nạp vào Nhóm thêm các dịch giả mới, trẻ, tâm huyết với nghề dịch thuật, coi đó là một nghề chuyên nghiệp thực sự, chứ không phải chỉ là sở thích đơn thuần, thích thì làm, không thích thì bỏ. Ông phàn nàn là ở Việt Nam lâu nay không có đội ngũ thực sự những dịch giả chuyên nghiệp, sống chết với nghề. Văn học Việt Nam ít được thế giới biết đến cũng một phần vì lý do này.
Ông hứa sẽ giới thiệu cho tôi một số dịch giả khiếm thị. khi nghe điều này, tôi vô cùng ngạc nhiên, và phát hiện ra rằng, lâu nay, nhà thơ đáng kính vũ quần phương vẫn hàng tháng trích một phần khoản lương hưu trí của mình, để gửi giúp một gia đình có hoàn cảnh khó khăn, người chồng mất sớm, người vợ đi làm tạp vụ, làm thuê mướn theo ngày, để nuôi đứa con tật nguyền ăn học. mỗi tháng ông gửi cho họ 2 triệu đồng, đều đặn như thế nhiều năm rồi. ông không muốn nhờ con cái giúp, bởi lo rằng con mình bận, sẽ lúc nhớ lúc quên.
Nói về những dịch giả khiếm thị, nhà thơ vũ quần phương nhấn mạnh với tôi, rằng những dịch giả khiếm thị mà ông biết, sống rất tự trọng, họ không muốn cả đời phải sống dựa vào trợ cấp, mà muốn đem năng lực của mình ra để làm việc và tự trang trải cuộc sống cho mình. hơn nữa, không giống như những người bình thường, còn đứng núi này trông núi nọ và bị nhiều cám dỗ vui chơi bên ngoài, dịch giả khiếm thị khi đã nhận việc dịch một tác phẩm nào đó là họ rất tập trung, dịch tâm huyết, cẩn trọng, tỉ mỉ. việc dịch văn học với người khiếm thị, không chỉ là cần câu cơm, không chỉ là đam mê, mà là nguồn sáng soi rọi cuộc đời họ. hiện nay, với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, từ văn bản word thông thường, có phần mềm giúp người khiếm thị “đọc” và dịch được thuận lợi.
Đang say sưa nói về những dịch giả khiếm thị, thì như chợt nhớ ra, nhà thơ vũ quần phương “nhảy” ngay sang chuyện ở mỹ. số là thế này, có lần ông sang thăm con ở mỹ, và được dẫn đến trường đại học yale. nơi đây, ông làm quen với giáo sư mỹ. vị giáo sư này biết ông là nhà thơ danh tiếng, nên đã nhờ ông xem giúp một số tập sách văn học việt nam trong thư viện trường. sau khi xem, ông được đề nghị ghi chú vắn tắt nội dung từng cuốn sách ấy để thư viện đưa vào khu vực phù hợp và phục vụ việc tra cứu tiện lợi. vũ quần phương phát hiện ra rằng, những sách trong thư viện này, không hẳn là những cuốn sách văn học nổi tiếng ở việt nam, mà có nhiều cuốn chỉ là tập thơ của tác giả trong các câu lạc bộ thơ địa phương. ông cho rằng, những người nước ngoài khi đến việt nam tìm mua sách, họ có thể không biết tiếng việt, chưa tường tận tình hình văn học việt nam, nên khi ra thị trường sách, cứ thấy cuốn nào in bắt mắt là mua về cho thư viện, hoặc được ai đó tặng sách, thì họ cũng mang hết cả về đưa vào thư viện, trong khu vực sách văn học việt nam.
Qua thực tế mà nhà thơ Vũ Quần Phương phát hiện, có thể thấy rằng chúng ta đang thiếu một sự đầu tư bài bản, đúng đắn và dài hơi cho việc đưa văn học Việt Nam ra thế giới. Lẽ ra, các tác phẩm của các nhà văn danh tiếng, các tác phẩm đoạt giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam, hay đoạt giải trong các cuộc thi của các tổ chức văn học uy tín, các báo, tạp chí văn học Việt Nam, cần được đầu tư in ấn và đưa ra nước ngoài, nhất là vào hệ thống thư viện của các trường Đại học quan trọng của các nước. Khoảng trống này thực sự đáng quan ngại. Trong khi sách văn học của chúng ta mỗi năm in ra rất nhiều. Bán không hết thì cho, tặng, để tồn kho cũng còn nhiều. Nếu có thể, qua con đường ngoại giao, các tổ chức văn học ở ta gửi sách tới các trường Đại học ở các nước một cách chọn lọc, thì sự thiếu hụt này có thể bù đắp được chút ít. Nhưng về lâu dài, vẫn cần một chiến lược đưa sách văn học Việt Nam ra nước ngoài thật chỉn chu, đầy đủ.