Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

Lang ben có lây lan sang người khác không?

Lang ben có lây lan sang người khác không? Đối với lang ben, các chuyên gia Da liễu hàng đầu Hoa Kỳ khẳng định....Đừng bỏ qua thông tin về bệnh lang ben...

cơ chế phát bệnh lang ben chính là do nấm men malassezia furfur tấn công làm tổn thương da và không có triệu chứng cụ thể. mặc dù không làm ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lang ben gây mất thẩm mỹ làn da. vậy lang ben có lây lan sang người khác không? hãy cùng tìm kiếm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Lang ben có lây không?

Đây cũng là thắc mắc của rất nhiều người khi bị lang ben hoặc có người quen bị lang ben. để giải đáp cho những thắc mắc này bạn đọc có thể tìm hiểu một số thông tin cơ bản về bệnh lang ben.

Nấm men malassezia furfur là nguyên nhân hàng đầu gây ra lang ben. bệnh thường gặp ở tất cả mọi người nhưng những người trong độ tuổi từ 20 – 35 tuổi rất phổ biến. lang ben phổ biến ở các nước, đặc biệt là nơi có khí hậu nóng ẩm như vùng đông nam á. tại việt nam, lang ben là bệnh da liễu chiếm tỷ lệ rất cao, chỉ đứng sau eczema.

Có thể khẳng định rằng, lang ben là bệnh có nguy cơ lây nhiễm rất cao, nhất là khi bản thân không tự nhận thức được sự xuất hiện của bệnh. lúc này, lang ben thường có xu hướng phát triển rộng sang các vùng da khỏe mạnh và có thể lây lan sang cơ thể người khác. theo các nguồn thông tin từ tài liệu y khoa, lang ben là bệnh có thể lây lan qua nhiều đường khác nhau, với nhiều cách khác nhau.

1. Lang ben lây lan bằng hình thức nào?

– Lang ben lây lan từ vùng da này sang vùng da khác:

Ban đầu, lang ben chỉ xuất hiện những đốm da nhỏ, màu trắng hoặc đỏ hồng, sậm màu,… khi gặp điều kiện thuận lợi, các nấm men nhanh chóng lây lan sang các vùng da khác. đặc biệt là ở những người thường xuyên làm việc, sinh sống trong môi trường ẩm thấp, đổ nhiều mồ hôi thì nguy cơ bệnh tiến triển và lây lan nhanh hơn, biểu hiện qua các mảng da tổn thương trên diện rộng.

– Lang ben lây từ người này sang người khác:

Lang ben có thể lây lan từ người này sang người khác khi tiếp xúc trực tiếp với vùng da bị nấm hoặc gián tiếp qua việc sử dụng đồ dùng cá nhân. các đồ dùng cá nhân dễ gây lây nhiễm lang ben chẳng hạn như mặc chung quần áo, khăn tắm, xà phòng tắm, chăn màn, chiếu gối với người bệnh hoặc thông qua việc sử dụng chung nguồn nước ở bể bơi.

2. Dấu hiệu nhận biết bệnh lang ben

Mặc dù lang ben là bệnh lý ngoài da lành tính, có phân biệt rõ ràng giữa các vùng da nhưng hầu như không gây ra triệu chứng cụ thể. vậy làm thế nào để nhận thấy những triệu chứng của lang ben?

– với vùng phơi ra ánh sáng: vùng da lang ben biểu hiện là đốm hoặc mảng da khác màu so với khu vực xung quanh.

– Với vùng da không phơi ra ánh sáng: Bệnh có được biểu hiện thành các đốm, mảng da màu hồng, nâu sậm.

– Trên vùng da lang ben có vẩy trắng mịn như phấn, có thể cạo ra được.

– Vị trí cư trú: Lang ben thường xuất hiện nhiều ở vùng cổ, mắt, ngực, bụng, bẹn, mặt, cánh tay,…

– Ở điều kiện bình thường, bệnh không có triệu chứng gì khác thường. Khi gặp các tác nhân như khói bụi, mồ hôi bệnh lan nhanh và kèm theo triệu chứng bên ngoài như ngứa ngáy, bức bối.

>>> Có thể bạn quan tâm: Phân biệt lang ben và bạch biến đúng cách

3. Điều trị lang ben

Để phát hiện lang ben, bác sĩ tiến hành xét nghiệm trực tiếp vảy da trong dung dịch KOH 20% hay xanh methylene sẽ thấy những tế bào nấm men tròn.

Việc điều trị nấm lang ben cũng dựa trên các chỉ định của bác sĩ. thông thường, bệnh nhân được điều trị với các dung dịch bôi ngoài như bsi, asa 1% hoặc 2%, Thu*c mỡ benzosali. đối với các trường hợp nghiêm trọng, có thể được điều trị kết hợp với Thu*c uống ketoconazol hoặc itraconazol từ 5 – 10 trong thời gian ngắn. tốt hơn hết, bệnh nhân nên khám và điều trị bệnh theo phác đồ của bác sĩ.

4. Biện pháp ngăn ngừa lang ben

Phòng tránh lang ben ngay từ ban đầu là cách tốt nhất để không nhiễm bệnh và lây lan:

    Luôn giữ cơ thể sạch sẽ, thoáng mát, tránh để cơ thể ẩm ướt hoặc ra nhiều mồ hôi.

Qua những thông tin trên đây, chắc hẳn bạn đọc đã tìm thấy câu trả lời cho thắc mắc “lang ben có lây lan sang người khác không?”. thuocdantoc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị thay thế chỉ định của bác sĩ. vì vậy, bệnh nhân nên trực tiếp thăm khám để được chẩn đoán phù hợp hơn.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/lang-ben-co-lay-lan-sang-nguoi-khac-khong)

Chủ đề liên quan:

an sang lang ben lây lan

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY