Thuốc A - Z hôm nay

Hướng dẫn sử dụng thuốc và biệt dược tìm theo danh mục, dạng thuốc, cơ chế tác dụng, dược động học, chỉ định, chống chỉ định, liều lượng, tác dụng phụ

Lipofundin - Dịch truyền nuôi ăn qua đường tĩnh mạch

Truyền quá nhanh nhũ dịch béo có thể gây ra sự tăng thể tích và chất béo quá mức do pha loãng đột ngột với huyết tương của cơ thể, sự thặng dư nước, tình trạng sung huyết

Dịch truyền 10%: chai 100 ml, 250 ml, 500 ml.

Dịch truyền 20%: chai 100 ml, 250 ml, 500 ml.

Thành phần

Cho 1000 ml dịch truyền Lipofundin MCT/LCT 10%           

Dầu đậu nành 50 g.

Triglyceride chuỗi trung bình 50 g.

Phospholipide lòng đỏ trứng 12 g.

Glycerol 25 g.

Nước tiêm truyền vừa đủ 1000 ml.

Phosphate (mmol/l) 14,5.

Giá trị năng lượng: (kJ/l) 4430, (kcal/l) 1058.

Áp suất thẩm thấu 345 mOsmol/l.

Cho 1000 ml dịch truyền Lipofundin MCT/LCT 20%

Dầu đậu nành 100 g.

Triglyceride chuỗi trung bình 100 g.

Phospholipide lòng đỏ trứng 12 g

Glycerol 25 g.

Nước tiêm truyền vừa đủ 1000 ml.

Phosphate (mmol/l) 14,5.

Giá trị năng lượng: (kJ/l) 7900, (kcal/l) 1908.

Áp suất thẩm thấu 380 mOsmol/l.

Tính chất

Lipofundin MCT/LCT là một nhũ dịch béo vô trùng, chứa triglycerid chuỗi dài (LCT) và chuỗi trung bình (MCT) với tỷ lệ 1:1, không có chí nhiệt tố, dùng để tiêm truyền. Nhũ dịch có pH dao động trong khoảng 6,5-8,5.

Nhũ dịch chứa dầu đậu nành là sản phẩm tự nhiên đã được tinh chế chứa triglyceride trung tính trong đó phần lớn là những acid béo không no.

Triglyceride chuỗi trung bình (MCT) là hỗn hợp những triglyceride trung tính gồm khoảng 60% caprylic acid và 40% capric acid.

Dược lý lâm sàng

Lipofundin MCT-LCT cung cấp năng lượng và acid béo không no thiết yếu cho những bệnh nhân cần nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch.

Triglyceride chuỗi trung bình (MCT) được thanh thải nhanh hơn và oxy hóa tạo năng lượng hoàn toàn hơn triglyceride chuỗi dài (LCT). Do đó, MCT được xem như một nguồn cung cấp năng lượng lý tưởng cho cơ thể đặc biệt trong những trường hợp sự oxy hóa của LCT bị suy giảm như do thiếu hụt carnitin hay do giảm hoạt động của enzym carnitin palmitoyl transferase.

Triglyceride chuỗi dài (LCT) cung cấp những acid b é o không no để ngăn ngừa và điều chỉnh về mặt lâm sàng những rối loạn sinh hóa do thiếu acid béo thiết yếu.

Phosphatid chứa phospholipid của lòng đỏ trứng liên quan đến sự thành lập cấu trúc màng tế bào và những chức năng sinh học khác.

Glycerol chuyển hóa tạo năng lượng hay được dự trữ dưới dạng glycogen và chất béo.

Chỉ định

Cung cấp năng lượng cho bệnh nhân nuôi ăn qua đường tĩnh mạch. Khi sự dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch ké o dài trên 5 ngày, Lipofundin MCT/LCT ngăn ngừa các biểu hiện lâm sàng của sự thiếu hụt các acid béo thiết yếu.

Chống chỉ định

Ở bệnh nhân có những biểu hiện rối loạn chuyển hóa lipid như tăng lipid máu bệnh lý, thận hư nhiễm mỡ, viêm tụy cấp kèm tăng lipid máu.

Các chống chỉ định khác: tình trạng nhiễm toan máu do nhiễm ceton, tình trạng thiếu oxy máu, thuyên tắc, sốc cấp.

Chú ý đề phòng

Thận trọng ở bệnh nhân trong tình trạng nhiễm toan, bệnh gan trầm trọng, bệnh phổi, nhiễm trùng, bệnh lý liên quan đến hệ võng nội mô, thiếu máu, những rối loạn trong sự đông máu hay khi có sự đe dọa tắc nghẽn do mỡ.

Truyền quá nhanh nhũ dịch béo có thể gây ra sự tăng thể tích và chất béo quá mức do pha loãng đột ngột với huyết tương của cơ thể, sự thặng dư nước, tình trạng sung huyết, phù phổi, suy giảm chức năng trao đổi khí của phổi.

Thận trọng khi dùng

Khi truyền Lipofundin MCT/LCT, phải chú ý theo dõi chặt chẽ sự thanh thải chất béo ra khỏi huyết tương - Lipid máu phải trở về bình thường một ngày sau khi truyền dịch.

Nếu truyền nhũ dịch chất béo trong thời gian dài phải đặc biệt chú ý đến huyết đồ, thời gian đông máu, chức năng gan và số lượng tiểu cầu.

Bệnh nhi: Lipofundin MCT/LCT 20% sử dụng an toàn và hiệu quả trên bệnh nhi (trẻ sơ sinh và trẻ em) trong dinh dưỡng toàn phần ngoài đường ruột.

Khi có thai

Không nên dùng cho phụ nữ mang thai nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Tác dụng ngoại ý

Tác dụng ngoại ý được biểu hiện dưới 2 dạng:

Tức thì: khó thở, tím tái, phản ứng dị ứng, gia tăng lipid máu, tăng đông máu, nôn mửa, nhức đầu, gia tăng thân nhiệt, run, đổ mồ hôi, đau lưng.

Phản ứng muộn: gan to, vàng da do thuyên tắc trung tâm tiểu thùy, lách to, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu, thay đổi chức năng gan và hội chứng quá tải.

Liều lượng và cách dùng

Liều lượng

Người lớn:

Lipofundin MCT/LCT có thể cung cấp tới 60% nhu cầu năng lượng (không do protein) hàng ngày, liều trung bình 1-2 g/kg/ngày.

Lipofundin MCT/LCT 10%: Trong 15 phút đầu: tốc độ không quá 0,5-1,0 ml/kg/giờ.

Nếu không có phản ứng phụ, có thể tăng đến 2 ml/kg/giờ sau đó.

Lipofundin MCT/LCT 20%: Trong 15 phút đầu: tốc độ không quá 0,25-0,5 ml/kg/giờ. Nếu không có phản ứng phụ, có thể tăng đến 1 ml/kg/giờ sau đó.

Trong ngày đầu tiên chỉ truyền 500 ml Lipofundin MCT/LCT 10% hay 250 ml Lipofundin MCT/LCT 20%. Nếu bệnh nhân không có phản ứng phụ, liều dùng có thể tăng lên trong những ngày kế tiếp.

Trẻ sơ sinh:

Tối đa 3 g/kg/ngày.

Tốc độ truyền tối đa: 0,15 g/kg/giờ (tương ứng với dịch truyền 10% là 1,5 ml/kg/giờ; và dịch truyền 20% là 0,75 ml/kg/giờ).

Cách dùng

Lipofundin MCT/LCT được dùng như một phần trong dinh dưỡng toàn phần ngoài đường ruột qua tĩnh mạch ngoại biên hay tĩnh mạch trung tâm.

Lipofundin MCT/LCT có thể truyền cùng lúc với carbonhydrate, amino acid (bằng cách đặt khóa 3 ngã gần vị trí truyền dịch). Nó cho phép trộn lẫn các loại dịch này tức thời trước khi đi vào tĩnh mạch.

Không nên trộn lẫn nhũ dịch béo với chất điện giải, Thu*c...

Lưu ý

Lipofundin MCT/LCT được chứa trong chai thủy tinh dùng một lần. Nếu sử dụng không hết, phần c̣n lại phải hủy bỏ.

Không được tiêm truyền nếu nhũ dịch bị tách lớp.

Quá liều

Khi quá tải chất béo hoặc có xuất hiện những phản ứng phụ trong điều trị, ngưng ngay truyền dịch Lipofundin MCT/LCT đến khi nồng độ triglycerid trong huyết tương (được kiểm tra bằng phương pháp đo độ đục) đạt ở mức cho phép.

Bảo quản

Bảo quản ở nhiệt độ < 25 0C.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/l/lipofundin/)
Từ khóa: lipofundin

Tin cùng nội dung

  • Bà Miến có bài Thuốc gia truyền 6 đời, sử dụng các cây dược liệu quý trên rừng chữa khỏi bệnh phù thũng do thận mà y học hiện đại gọi là chứng viêm cầu thận.
  • Bệnh trĩ là bệnh phổ biến ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung. Tỉ lệ mắc bệnh trĩ tại Việt Nam chiếm khoảng 60% dân số.
  • Em đang điều trị viêm loét dạ dày do HP, đã dùng xong đợt kháng sinh, nhưng em bị sút cân và suy nhược. Vậy em muốn truyền dịch (sinh tố) có được không? Em xin cảm ơn BS.
  • Dì của em bị suy giãn tĩnh mạch chân, bác sĩ nói cần phẫu thuật nội soi. Cho em hỏi chi phí cho phẫu thuật này là bao nhiêu? Dì em có BHYT ở Lâm Đồng, như vậy có được hưởng bảo hiểm không? Ngoài ra có những phương pháp nào khác điều trị chứng giãn tĩnh mạch chân này không Mangyte ơi? Em cũng sợ bệnh này vì em là nhân viên văn phòng, làm sao để tránh ạ? Em cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thu Thủy - thuy.le…@gmail.com)
  • Tôi muốn hỏi: tôi bị giãn tĩnh mạch chi dưới, BS yêu cầu tôi làm siêu âm mạch máu nhưng không nói rõ là màu hay trắng đen. Xin tư vấn cho tôi siêu âm cái nào tốt hơn (tôi có đọc trên mạng có vài BS khuyên chỉ cần siêu âm trắng đen là được) và tôi cũng muốn tìm hiểu về giá cả. Xin cảm ơn sự tư vấn của Mangyte! (P. Khải - Đồng Nai)
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Chụp X quang hệ tiết niệu bằng đường tĩnh mạch (Intravenous Urography, IVU) còn được gọi là chụp X quang bể thận bằng đường tĩnh mạch (Intravenous Pyelography, IVP) là kỹ thuật sử dụng X quang và Thu*c cản quang tiêm qua đường tĩnh mạch để giúp khảo sát thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. IVU có thể giúp tìm kiếm sỏi thận cũng như nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiểu, tiểu ra máu hoặc những tổn thương khác của đường tiết niệu.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Bệnh di truyền là những bệnh xảy ra do những bất thường về gen hoặc về nhiễm sắc thể. Bệnh được di truyền là bệnh do bất thường về gen ở bố mẹ truyền sang cho con họ. Những bệnh này có thể là bệnh di truyền trội, di truyền lặn, hoặc bệnh di truyền liên kết NST giới tính X. Bệnh về NST là những bệnh gây ra do mất NST, bất thường NST, hoặc thừa NST.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY