Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Loại quả thải độc máu, quét độc tố nhưng có 2 nhóm người không nên ăn

Quả nho có chất resveratrol trong vỏ tương đồng hormone estrogen ở người, có tác dụng bảo vệ thành mạch máu, giảm cholesterol nhưng không phải ai cũng nên ăn.

Những tác dụng của quả nho đối với sức khỏe

Tốt cho tim mạch

Người ta tìm thấy các chất resveratrol trong cấu trúc vỏ mỏng của quả nho, có cấu trúc hóa học tương đồng với hormone estrogen ở người. Nó có tác dụng bảo vệ thành mạch máu trong cơ thể và làm giảm cholesterol. Nhờ vậy mà uống rượu vang đỏ có tác dụng tốt cho tim mạch.

Chất proantho-cyanidin trong cao làm từ hạt nho là chất chống oxy hóa có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của nhiều bệnh nan y, chống xơ vữa động mạch và quá trình lão hóa sớm.

Ảnh minh họa.

Bảo vệ cơ thể

Trong quả nho có polyphenol có tác dụng chống oxy hóa, chống lại sự hình thành các gốc tự do, bảo vệ các tế bào và các nguyên sinh chất trong cơ thể.

Nhờ vậy mà ăn nho giúp con người trẻ lâu, tăng sức đề kháng, chống lại sự xâm nhập của các loại virus và làm giảm nếp nhăn. bên cạnh đó, đường gluco và fructose dễ hấp thụ trong quả nho cùng các vitamin và khoáng chất có tác dụng tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Tác dụng thải độc trong cơ thể

Nho có tác dụng đào thải chất độc trong cơ thể. Loại quả này có ích cho quá trình tái tạo máu đồng thời giúp gan quét đi lượng độc tố có hại trong cơ thể. Ngoài ra, nho có lượng nước, kali cao (có tác dụng lợi tiểu), giàu chất xơ (thúc đẩy quá trình tiêu hóa) làm tăng khả năng thải độc của loại quả giàu dinh dưỡng này.

Các bài thuốc điều trị bệnh có dùng cây nho

Chữa đau lưng, mỏi gối, thũng đầy, nôn ọe, buồn nôn hay thai động trồi lên:Sắc lá, dây, rễ của cây nho khoảng 20-40g, uống hàng ngày.

Chữa động thai hay nôn nghén:Ăn hay sắc uống hằng ngày khoảng 40g quả nho.

Tiểu buốt, tiểu dắt, tiểu ra máu:Nho tươi, ngó sen, sinh địa hoàng lượng vừa đủ, phối hợp với 150g mật ong. Trước hết lấy 3 vị thuốc giã nát từng thứ, vắt lấy nước lấy đủ 1 lít, pha mật ong vào trộn đều, sắc nhừ, mỗi lần 100ml, mỗi ngày dùng 3 lần trước bữa ăn nửa giờ.

Nhóm người không nên ăn nho

Mặc dù quả nho mang đến những lợi ích sức khỏe nhất định nhưng không phải ai cũng ăn được.

Người đang điều trị bệnh tăng huyết áp

Nho làm chậm chuyển hóa thuốc do ức chế canxi. Ở bệnh nhân đang điều trị bệnh tăng huyết áp nên kiêng hoặc ăn ít nho, uống ít nước nho để tránh gây tăng hiệu lực của một số thuốc như Diltiazem, Verapamil. Kali trong nhỏ cũng tương tác với các thuốc ức chế men chuyển (Benzapril, captopril) để chữa tăng huyết áp cho nên khi dùng thuốc đó tránh ăn hoặc ăn rất ít nho.

Người bị viêm loét dạ dày

Trong nửa cốc nước ép nho (125ml) có chứa tới 23-66mg vitamin C sẽ không tốt cho những người mắc bệnh viêm loét dạ dày. Vì vậy những người mắc bệnh này nên hạn chế hoặc không nên ăn nho.

Theo: Xe và Thể thao

Link bài gốc Lấy link

https://xevathethao.vn/uncategorized/loai-qua-thai-doc-mau-quet-doc-to-nhung-co-2-nhom-nguoi-khong-nen-an.html

Theo: Xe và Thể thao

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/loai-qua-thai-doc-mau-quet-doc-to-nhung-co-2-nhom-nguoi-khong-nen-an/20221225101217844)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Theo Đông Y, Quả nho có vị ngọt, chua, tính bình; có tác dụng bổ khí huyết, cường gân cốt, lợi tiểu tiện, nhuận tràng, lợi tiêu hoá. Rễ Nho có vị ngọt, chát, tính bình; có tác dụng khư phong thấp, nối gân, lợi niệu. Dây lá Nho có vị ngọt, chát, tính bình; có tác dụng giải độc, lợi niệu. Lá của loài Nho đỏ có tác dụng bổ thần kinh và mạch máu, điều hoà huyết, làm săn da, lợi tiểu và làm mát.
  • So với tuổi thật, chị Lương (sinh năm 1986 , sống tại Sóc Sơn, Hà Nội) trông trẻ trung hơn rất nhiều, bởi khuôn mặt gần như không có dấu hiệu của lão hoá.
  • Nho là loại trái cây rất được ưa chuộng tại Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới bởi hương vị thơm ngon, dễ ăn và nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, một số người đại kỵ với loại thực phẩm này, cần tránh để không rước họa vào người.
  • Mùa thu, thời tiết hanh khô khó chịu, khiến cho mọi người cảm thấy mũi và cổ họng rất khô, và không thoải mái. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc ăn uống trong mùa thu, rất cần được chú ý. Bởi thời tiết khô hanh, đột ngột thay đổi, nên khiến cơ thể chúng ta dễ bị suy nhược, giảm sức đề kháng.
  • Hợp chất trong vỏ táo có thể ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư tuyến tiền liệt khi kết hợp với các hợp chất từ ​​nho đỏ hoặc nghệ.
  • Không chỉ tốt cho bà bầu, nho khô còn đặc biệt có lợi với sự phát triển của thai nhi.
  • Bơ, xoài, nho, vân vân, thuộc top các loại quả, giúp mẹ khỏe con khôn, mà chị em nên ghi danh, vào thực đơn ăn uống hàng ngày của mình.
  • Nhiều dân tộc trên thế giới có tập quán đầu năm mới phải ăn nho để cả năm tốt lành mạnh khoẻ. Ở Cuba đêm giao thừa mỗi người ăn 12 trái nho và cứ 12 người uống chung cốc rượu nho
  • Quả nho chứa nhiều vitamin C, calori, glucose và levuose rất dễ hấp thụ trong cơ thể, ngoài công dụng giải khát, nho còn có tác dụng thông tiểu, lợi mật. Sau đây Mangyte xin giới thiệu những lợi ích tuyệt vời của quả nho để bạn đọc tham khảo.
  • Trong quả nho có chứa polyphenol có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ các tế bào và các nguyên sinh chất trong cơ thể, chống lại sự hình thành các gốc tự do.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY