Cây rau dớn là loại cây thân mềm thuộc họ dương xỉ có nguồn gốc từ châu Á, hiện bắt đầu thấy xuất hiện ở một số nước Bắc Mỹ, châu Đại Dương và châu Phi.
Cây rau dớn mọc chủ yếu ở các khu rừng nhiệt đới và cận nhiệt đới, có thể sống rải rác ở vùng sườn núi, bờ biển hoặc miệng núi lửa. Ở Việt Nam, cây rau dớn chủ yếu mọc ở các tỉnh miền núi như Cao Bằng, Lai Châu, Hà Giang, Lào Cai.
Ảnh minh họa
Cây rau dớn hay bị nhầm lẫn với cây dương xỉ nên bạn cần phân biệt rõ hai loại cây này để không sử dụng nhầm.
Các lá của rau dớn mọc so le với nhiều lá chét bên trong với 12 - 16 cặp mọc cách và lên dần; thường thì lá chét trên sẽ không có cuống còn lá chét dưới sẽ có cuống. Còn ở phần gân phụ mặt sau của lá có một ổ túi bào tử hình tròn, nhỏ, xếp đều trên gân. Ổ túi bào tử này hình bầu dục, mào hẹp, màu vàng sáng.
Nhìn bề ngoài rau dớn hơi giống cây dương xỉ nên nhiều người nhầm lẫn. Rau có cành dài, các lá nhỏ xòe xung quanh giống như tán ô.
Phần đầu lá cong giống như móc câu với các lá non vươn thẳng còn phần đầu lá lại uốn cong như vòi voi.
Cây rau dớn không chỉ được dùng trong bữa ăn hàng ngày mà còn được sử dụng để chữa bệnh. Cây rau dớn dùng tươi hay phơi khô đều được.
Cây rau dớn không chỉ là loại thực phẩm được sử dụng để chế biến thành những món ăn hàng ngày mà còn là dược liệu rất tốt cho sức khoẻ.
Tác dụng của rau dớnKhông những giúp cải thiện bữa ăn hàng ngày mà còn là món ngon đặc sản để đãi khách trong các lễ hội. đa vị mà cũng đa công dụng, tác dụng của rau dớn cũng rất đa dạng.
Sách Đông y đã ghi chép về những bài thuốc từ rau dớn. Có tính mát, lợi tiểu, chống táo bón và làm ngưng các cơn đau do viêm đại tràng.
Ngoài ra rau dớn còn là một loại "thuốc ngủ" bổ ích, chăm sóc giấc ngủ sâu hơn giúp cơ thể thoải mái khỏe mạnh.
Ăn rau dớn giúp lưu thông máu, giải nhiệt trong mùa nắng nóng. Chất nhớt trong lá và thân có tác dụng nhuận đường và chữa đau lưng hiệu quả.
Ngày xưa người dân miền núi dùng rau dớn kèm với các loại rau củ quả khác coi như một thực phẩm cứu tế chống chọi với nạn đói. Cành và lá có thể phơi khô làm trà uống rất mát và có hữu ích cho phụ nữ sinh đẻ khi uống loại trà thanh nhiệt này.
Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medlatec có sự tham vấn y khoa của BSCKI. Vũ Thanh Tuấn cho biết, rau dớn không chỉ là loại thực phẩm được yêu thích với sự đa dạng trong chế biến món ăn mà còn là dược liệu tự nhiên đáng quý.
Theo quan niệm của y học cổ truyền, rau dớn tính mát, nhiều công năng:
- Nước sắc từ lá cây rau dớn là loại thuốc bổ sau sinh cho phụ nữ.
- Nước sắc từ lá non, thân và rễ rau dớn có thể chữa ho, nhất là ho ra máu.
- Phần lá cây có thể chữa đau nhức đầu, sốt, làm lành vết thương, trị các bệnh nhiễm trùng da, trị tiêu chảy, trị kiết lỵ.
Theo quan niệm của y học hiện đại, một số nghiên cứu tìm thấy trong cây rau dớn các đặc điểm:
Kháng khuẩn:Nghiên cứu về chiết xuất ethanol chứa trong 19 loại rau truyền thống được thực hiện ở Malaysia, trong đó rau dớn cho thấy rằng loại cây này có hoạt tính kháng khuẩn.
Ngoài ra, chiết xuất DE trong nước và cồn còn tìm thấy ở rau dớn hoạt tính chống lại vi khuẩn gây bệnh ở thực vật và người như Salmonella a Arizonae, E. coli, Staph aureus.
Chống oxy hóa:Rau dớn chứa hàm lượng flavonoid khoảng 19,974 mg QE /g sấy khô, có khả năng chống oxy hóa với mức ức chế khoảng 24.590%.
Chống nấm:Chiết xuất methanolic thu được từ lá và thân của cây rau dớn có khả năng kháng nấm rộng. Không những thế, chiết xuất chloroform từ loại rau này còn có hoạt tính kháng tất cả loại nấm có giá trị MIC dao động 0.02 - 2.50mg/ml.
Tẩy giun:Phần thân và rễ của rau dớn chứa chất chiết xuất từ ete có thể tẩy giun sán.
Giảm đau:Lá cây rau dớn chứa Sterol và Flavonoid. Nghiên cứu về hoạt tính giảm đau được thực hiện thông qua việc dùng axit axetic gây ra sự quằn quại ở chuột. Chiết xuất dạng nước cho thấy khả năng giảm đau mạnh mẽ ở các mô hình đau ngoại vi và viêm trung ương. Từ đó có thể thấy được khả năng giảm đau của rau dớn là do sự có mặt của hai loại hoạt chất này.
Một nghiên cứu khác được thực hiện để đánh giá hoạt động giảm đau từ flavonoid bán tinh khiết trên chiết xuất D. esculentum ethanolic qua phương pháp quằn quại gây ra axit axetic từ chuột bạch tạng ở Thụy Sĩ. Kết quả thu được là khi tăng liều lượng lên thì hoạt động giảm đau cũng tăng lên.
Chống tiểu đường:Nghiên cứu về hoạt động ức chế glucosidase được thực hiện từ năm loại dương xỉ ăn được trong đó có cây rau dớn cho thấy, khả năng của loại rau này mạnh hơn. Ngoài ra, rau dớn còn có độc tính tế bào tùy thuộc trên liều lượng với tế bào K562.
Chống viêm và bảo vệ gan:Đánh giá hoạt động bảo vệ gan và chống viêm của rau dớn, đã có nghiên cứu cho thấy hoạt tính bảo vệ gan tác dụng ức chế độc tính tại gan do CCl4. Ngoài ra, chiết xuất metanol còn cho thấy khả năng ức chế cao nhất với lipoxygenase và cyclooxygenase-2 ở nồng độ 1000 µg.
Trên đây là những tác dụng của cây rau dớn đối với sức khoẻ. Đừng bỏ qua loại rau tự nhiên nhưng tuyệt vời này nhé.
Ngày nay qua nhiều cách chế biến rau dớn cũng cầu kì hơn, độc đáo hơn mà cái vị chua chua chát chát lại ngọt ngọt khiến người ta ăn rồi lại muốn ăn thêm lần nữa để cảm nhận rõ hơn loại rau có đa vị đặc biệt này. Các món ăn từ rau dớn hấp dẫn mọi khẩu vị.
1. Rau dớn luộc
Các món rau luộc vẫn luôn là cảm hứng bất tận của các chị em nội trợ. Từ ngọn rau dớn mới được hái về vãn còn non xanh, đem luộc lên chấm với mắm thì không gì đậm đà và thú vị bằng.
Tuy nhiên, trước khi luộc lên nên ngâm muối loãng để triệt côn trùng bám vào lá. Không nên luộc quá chín, rau sẽ bị nhũn, mất đi hương vị của nó.
Do vậy khi nước vừa sôi lên, nhanh tay cho rau vào đảo đều rồi vớt ra ngay để ráo. Lúc này món rau dớn luộc sẽ có một màu xanh rất bắt mắt.
2. Rau dớn xào tỏiNguyên liệu cho 4 người ăn
Rau dớn 500g
Tỏi 1 củ
Muối, đường, hạt tiêu, nước mắm
Đậu phộng rang giã giập
Cách chế biến
Rau dớn chọn những phần tươi non, ngắt khúc vừa ăn rồi rửa sạch.
Luộc rau sơ qua nước sôi rồi vớt ra để ráo.
Cho tỏi đập dập vào chảo dầu đun sôi trên bếp đến khi tỏa mùi thơm thì cho rau vào và dùng đũa đảo đều.
Cho ít gia vị: muối, đường, bột ngọt... và thêm ít tỏi giã dập, nêm cho vừa ăn rồi nhấc xuống khỏi bếp khi rau vừa chín.
Gắp ra đĩa, trang trí và rắc đậu phộng lên trên.
Đĩa rau xào với màu xanh mướt của rau dớn điểm thêm màu trắng của tỏi trông như gọi mời, có thể chấm với muối ớt hay với nước mắm chua ngọt đều ngon.
3. Nộm rau dớnNộm rau dớn là món ăn đặc trưng của người Thái ở Lai Châu và đồng bào Tây. Người Thái còn gọi nó với một cái tên khác đó là “pắc cút”.
Từ những cọng rau dớn bánh tẻ tươi non, người ta cho vào chõ xôi bằng gỗ để đồ. Nhất thiết rau dớn phải đồ chứ không nên luộc trong khoảng thời gian 20 phút, như vậy sẽ giữ được vị bùi bùi, ngọt ngọt của món nộm.
Khi rau đã đồ chín, bỏ rau vào bát to, cho rau thơm, ớt, gừng, tỏi, nước chanh tươi, mì chính vào trộn đều. Cuối cùng cho lạc rang vào giã nhỏ là có thể ăn được.
Khi ăn món ngon từ rau dớn này, bạn sẽ cảm nhận được mùi thơm đặc trưng của các loại rau rừng. Cùng với đó là vị bùi của rau dớn, vị chua ngọt xen lẫn một chút vị cay của ớt.
Theo Báo Giao thông
Link bài gốc Lấy link
https://www.baogiaothong.vn/loai-rau-dan-da-co-ten-la-an-ngon-lai-bo-duong-192231215085505129.htmTheo Báo Giao thông
Chủ đề liên quan:
giá trị dinh dưỡng của rau dớn lợi ích của rau dớn món ngon từ rau dớn rau dớn Tác dụng của rau dớn