Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Lưu ý hội chứng đau bụng dưới ở phụ nữ

Một số phụ nữ thường có hội chứng đau bụng dưới, hội chứng này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Hội chứng đau bụng dưới thường có các triệu chứng tiết dịch *m đ*o, đau, chảy máu khi giao hợp và sốt. hội chứng này bao gồm cả tình trạng nhiễm khuẩn sinh sản và các bệnh nhiễm khuẩn lây truyền qua đường T*nh d*c. tất cả các phụ nữ có hoạt động T*nh d*c bị đau bụng dưới cần phải được đánh giá cẩn thận để tìm các dấu hiệu viêm tiểu khung. đau bụng dưới do nguyên nhân nhiễm lậu cầu khuẩn neisseria gonorrhoeae, chlamydia có nguy cơ dẫn đến vô sinh. tuy nhiên, đau bụng dưới có thể do một số bệnh cấp cứu ngoại khoa và sản phụ khoa, vì vậy cần được khám xét cẩn thận để có chẩn đoán và chỉ định điều trị đúng.

Đặc điểm hội chứng đau bụng dưới và chẩn đoán bệnh

Hội chứng đau bụng dưới của phụ nữ có tính chất đau tùy thuộc vào thể cấp tính hoặc mạn tính. trường hợp đau cấp tính phải loại trừ các bệnh cấp cứu ngoại khoa hoặc sản phụ khoa như viêm ruột thừa, u nang buồng trứng xoắn, có thai ngoài tử cung, lạc nội mạc tử cung vỡ... trường hợp đau mạn tính không theo chu kỳ thường có liên quan đến viêm tiểu khung, viêm phần phụ...; nguyên nhân gây đau bụng dưới liên quan đến viêm tiểu khung thường do nhiễm lậu cầu khuẩn neisseria gonorrhoeae, chlamydia trachomatis, vi khuẩn kỵ khí, vi khuẩn gram âm và liên cầu khuẩn streptococcus.

Triệu chứng lâm sàng của hội chứng đau bụng dưới thường có biểu hiện đau phần bụng dưới liên tục hoặc gián đoạn, nhẹ hoặc nặng, đau và chảy máu khi giao hợp, có tiết dịch *m đ*o, có thể sốt hoặc thân nhiệt vẫn bình thường; tuy nhiên các dấu hiệu lâm sàng của trường hợp viêm tiểu khung có sự thay đổi và có thể không rõ ràng. cần phải khai thác tiền sử và bệnh sử của người bệnh đầy đủ theo quy định; chú ý sự liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt, biện pháp Tr*nh th*i đang sử dụng, tình trạng thai nghén. khám lâm sàng phải thực hiện đúng theo quy trình; khi khám bệnh cần đặc biệt chú ý đến tình trạng tiết dịch mủ hoặc chất nhầy ở *m đ*o và cổ tử cung; khám bằng hai tay để xác định kích thước tử cung, biểu hiện đau khi di động cổ tử cung và tình trạng của các phần phụ, có ra máu ở găng tay khi khám hay không; xác định xem có một hoặc hai vòi tử cung sưng to hay cứng, có khối đau nhạy cảm ở hố chậu, có phản ứng thành bụng hoặc đau nhạy cảm thành bụng hay không. đồng thời cần thực hiện các xét nghiệm hỗ trợ ở tuyến y tế quận, huyện, thị xã, thành phố như công thức máu, tốc độ lắng máu, nhuộm gram dịch cổ tử cung và *m đ*o, siêu âm, thử nghiệm test thai nghén... để giúp cho việc chẩn đoán xác định bệnh.

Chẩn đoán phân biệt

Với các đặc điểm của hội chứng đau bụng dưới giúp cho việc chẩn đoán xác định đã được nêu ở trên, để tránh nhầm lẫn cần chẩn đoán phân biệt với các trường hợp cấp cứu ngoại khoa và sản khoa như: viêm ruột thừa cấp tính, tắc ruột, u nang buồng trứng xoắn, có thai ngoài tử cung, nhiễm khuẩn đường tiết niệu và các nguyên nhân khác... chẩn đoán viêm tiểu khung cần dựa vào các triệu chứng như: có thể sốt; tiết dịch nhiều, dịch nhầy mủ ở *m đ*o và cổ tử cung khi khám; đau khi di động cổ tử cung và khi giao hợp; đau ở cả hai bên, đau nhiều hơn ở một bên; đau bụng dưới và bên cạnh tử cung, có khối sưng dính vào tử cung, tốc độ lắng máu tăng và số lượng bạch cầu tăng. người bệnh cần được xét nghiệm để phát hiện các bệnh nhiễm khuẩn lây truyền qua đường T*nh d*c khác và phát hiện nguyên nhân bệnh nếu có điều kiện xét nghiệm hỗ trợ.

Xử trí điều trị

Nếu xác định được nguyên nhân gây bệnh thì điều trị theo nguyên nhân. Nếu không xác định được nguyên nhân gây bệnh thì điều trị đồng thời toàn bộ các nguyên nhân gây viêm, phối hợp 3 phác đồ sau đây:

Điều trị bệnh lậu: dùng một trong các loại Thu*c: Ceftriaxon 250mg, tiêm bắp thịt liều duy nhất. Spectinomycin 2g, tiêm bắp thịt liều duy nhất. Cefotaxim 1g tiêm bắp thịt liều duy nhất. Cefixim 200mg uống 2 viên liều duy nhất.

điều trị chlamydia: dùng một trong các loại Thu*c: doxycyclin 100mg, uống 1 viên, uống 2 lần mỗi ngày, uống trong 14 ngày. tetracyclin 500mg, uống 1 viên, uống 4 lần mỗi ngày, uống trong 14 ngày. azithromycin 1g, uống 1 lần mỗi tuần, uống trong 2 tuần. chú ý không được dùng Thu*c doxycyclin cho phụ nữ có thai, đang cho con bú và có thể thay thế bằng một trong các loại Thu*c: erythromycin stearat 500mg, uống 1 viên, uống 4 lần mỗi ngày, uống trong 14 ngày. amoxicillin 500mg, uống 1 viên, uống 3 lần mỗi ngày, uống trong 14 ngày.

điều trị viêm nhiễm do vi khuẩn kỵ khí: dùng Thu*c metronidazol 500mg, uống 1 viên, uống 2 lần mỗi ngày, uống trong 14 ngày. chú ý không dùng Thu*c metronidazol cho phụ nữ có thai trong ba tháng đầu mà thay thế bằng Thu*c amoxicillin 500mg, uống 1 viên, uống 3 lần mỗi ngày, uống trong 14 ngày. không được uống rượu trong thời gian điều trị cho tới sau khi hết Thu*c được 24 giờ.

BS. NGUYỄN HOÀNG ANH

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/luu-y-hoi-chung-dau-bung-duoi-o-phu-nu-n147585.html)

Tin cùng nội dung

  • Hạt mè thường dùng chữa các chứng: tóc bạc sớm, suy nhược sau cơn bệnh, táo bón, ho khan, thiếu sữa sau khi sinh, ung nhọt, suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh.
  • “Cái tuổi đuổi xuân đi” là quy luật không ai có thể tránh khỏi. Với người phụ nữ, quá nửa đời vất vả, đến lúc con cái trưởng thành mới được thảnh thơi đôi chút thì lại phải đối mặt với sự lão hóa do tuổi tác.
  • Sau khi sinh, một số sản phụ có biểu hiện đau tức âm ỉ bụng dưới. Theo quan niệm của y học cổ truyền, nguyên nhân thường do khí huyết hư, do huyết ứ hoặc hàn (lạnh) gây nên. Tùy từng nguyên nhân mà có cách điều trị phù hợp.
  • Hội chứng cơ hình lê hay hội chứng cơ tháp (Piriformis syndrome) là một rối loạn thần kinh cơ hiếm gặp do cơ hình lê chèn ép dây thần kinh tọa (sciatic nerve). Đa số các trường hợp đau thần kinh tọa không phải do hội chứng cơ hình lê.
  • Hội chứng ống cổ tay là do một dây thần kinh ở vùng cổ tay bị chèn ép, có thể gây đau và một số triệu chứng khác ở bàn tay. Hội chứng này có thể được điều trị hiệu quả.
  • Tại sao phụ nữ luôn lép vế hơn ở chốn công sở dù đã nỗ lực rất nhiều. Có thể bởi phái đẹp vẫn mắc phải những sai lầm phổ biến sau đây.
  • Hầu như các bạn gái khi đến chu kỳ kinh nguyệt hay mắc phải chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên không phải bạn gái nào cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị đau bụng kinh.
  • Các động tác xoa bóp đúng cách và phù hợp với tình trạng từng thai phụ sẽ giúp họ nhanh chóng giảm những cơn đau và sự mệt mỏi.
  • Cài đai an toàn bảo vệ bạn và em bé khỏi thương tích hoặc Tu vong trong trường hợp bị T*i n*n xe hơi. Bạn nên cài đai an toàn dù ngồi ở bất cứ vị trí nào trong xe.
  • Đau bụng là triệu chứng về tiêu hoá thường gặp hằng ngày. Đau bụng thường không kéo dài và có nguyên nhân do nhiễm trùng ở đường tiêu hoá hay rối loạn tiêu hóa nhẹ, ngoài ra đau bụng còn có thể do nhiều nguyên nhân khác.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY