Trong ẩm thực việt nam, thịt nấu đông được xem là món ăn độc đáo. không giống như các món ăn khác, thịt đông để nguội rồi mới thưởng thức. món ăn này thường được ăn vào những ngày đông và xuân. ngày xưa, món ăn này chỉ có thể nấu vào mùa đông vì chỉ khi lạnh thì thịt mới đông lại, ăn ngon hơn. ngày nay, món thịt đông có thể nấu vào bất kỳ mùa nào nhờ sự xuất hiện của tủ lạnh. tuy nhiên, có một số điều cần lưu ý khi thưởng thức món ăn này.
Dùng dao sạch để cắt thịt đông vừa đủ cho mỗi bữa ăn. ảnh minh họa
Thịt đông thường được chế biến từ những nguyên liệu như chân giò, tai, bì của lợn. Đây là thành phần có chứa rất nhiều cholesterol xấu. Trong thịt còn có nhiều mỡ trắng, không tốt cho những người mỡ máu cao, rối loạn chuyển hóa.
Trẻ em ít vận động ăn nhiều thịt đông cũng có nguy cơ béo phì, tăng cân. để giảm độ béo nên ăn kèm thêm rau xanh để tăng cường vitamin cho cơ thể, hạn chế lượng đạm vào cơ thể. những người béo phì, tim mạch, cao huyết áp, rối loạn chuyển hóa cũng nên hạn chế ăn để bảo vệ sức khỏe.
Một vấn đề được nhiều người quan tâm đó là sử dụng kết hợp các thực phẩm khác để làm thịt đông, ví dụ như nấm hương, mộc nhĩ, cà rốt,… liệu sự kết hợp này cộng với việc bảo quản trong vài ngày tết có gây ảnh hưởng gì cho sức khỏe?
Tiến sĩ, bác sĩ nguyễn trọng hưng - phó trưởng khoa dinh dưỡng tiết chế (bệnh viện nội tiết trung ương) cho biết, mọi người chỉ nên nấu thịt đông với mộc nhĩ, không nên kết hợp với thực phẩm khác. bởi mộc nhĩ khi nấu vừa chín tới vẫn giữ được độ dai và giòn. trong khi nấm hương và cà rốt nếu cho vào thì nên làm xong ăn luôn, không nên kết hợp chúng khi muốn bảo quản nhiều ngày.
“thực chất, cà rốt cho vào cũng chỉ tạo màu sắc bắt mắt hơn, còn theo truyền thống nấu thịt đông thì không có sự kết hợp này. hơn nữa, củ cà rốt nấu chín khi bảo quản nhanh bị hỏng, kể cả trong ngăn mát và đây cũng là thực phẩm không nên bảo quản qua đêm khi đã nấu chín, dễ bị vi khuẩn tấn công”, bác sĩ hưng cho hay.
Riêng đối với thịt đông dù bảo quản trong tủ lạnh nhưng tiến sĩ hưng khuyến cáo, không nên bảo quản quá lâu đến một tuần, chỉ nên bảo quản trong khoảng 3 ngày.
“Khi nấu xong tốt nhất chia thành từng bữa nhỏ rồi để đông, như vậy việc bảo quản tốt hơn, thẩm mỹ hơn và ít bị vi khuẩn tấn công gây hỏng. Trường hợp không chia được từng bữa, cần đặc biệt lưu ý mỗi khi lấy thịt đông. Đó là dùng dụng cụ sạch cắt thành từng bữa vừa ăn. Tuyệt đối không dùng đũa đã ăn để lấy, ăn không hết không nên đổ lẫn vào để bảo quản tiếp”, bác sĩ Hưng tư vấn.