Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Lưu ý khi chăm sóc sản phụ sau đẻ thường

Thời kì hậu sản được tính là 6 tuần đầu tiên sau khi sinh con. Đây là khoảng thời gian để các mẹ nghỉ ngơi và phục hồi sức khoẻ sau sinh. Vậy cần lưu ý khi chăm sóc sản phụ sau đẻ thường?

Khác với các bà mẹ sinh mổ, sản phụ sau đẻ thường sẽ có tốc độ phục hồi và đi lại bình thường sớm hơn. tuy vậy việc chăm sóc sản phụ sau đẻ thường vẫn cần những lưu ý nhất định.

1. Theo dõi các dấu hiệu phục hồi cơ thể

Các dấu hiệu giai đoạn hậu sản cần theo dõi bao gồm sự thu hồi tử cung, sản dịch, vết khâu tầng sinh môn và đặc biệt là vú (cương tức, tiết sữa,...)

Sản dịch

Việc theo dõi sản dịch sẽ bắt đầu ngay sau khi mẹ sinh thường được trở về phòng nghỉ. Sản dịch bất thường là sản dịch có mùi hôi và có thể lẫn mủ. Còn thông thường, sản dịch trong 2. 3 ngày đầu sẽ có màu đỏ tươi rồi chuyển sang màu đỏ sẫm. Từ ngày thứ 4 tới ngày thứ 8 sản dịch đã loãng hơn và có lẫn với các dịch nhầy, màu nhạt.

Việc theo dõi sản dịch sẽ bắt đầu ngay sau khi mẹ sinh thường được trở về phòng nghỉ (Ảnh: Internet)

Từ ngày thứ 8 tới ngày thứ 12 thì sản dịch ít dần hẳn và chuyển sang màu trong.

Sản dịch ở phụ nữ sinh mổ sẽ kéo dài hơn so với phụ nữ sinh thường nhưng không quá 4 tuần.

Cơn co hồi tử cung (dạ con)

Việc co hồi tử cung sẽ diễn ra sau khi nhau thai được lấy ra khỏi bụng người mẹ và trở thành một khối cầu an toàn. Vào ngày đầu tiên sau khi sinh, đáy tử cung sẽ cao khoảng 13 cm ở trên lớp vệ và cứ trung bình sau một ngày thì dạ con sẽ co lại khoảng 1cm.

Tốc độ co hồi tử cung sẽ khác nhau ở mỗi sản phụ. Thường thì sản phụ sinh con lần đầu sẽ co dạ con nhanh hơn so với sản phụ đã sinh lần 2,.. và cơn hồi tử cung cũng nhanh hơn ở phụ nữ cho con bú so với phụ nữ không cho con bú.

Tới ngày thứ 12 - ngày 13 thì tử cung đã co hồi lại và nằm trong vùng khung chậu, không còn sờ thấy đáy ở trên bụng nữa. Hay nói cách khác, sẽ mất khoảng 6 tuần để dạ con trở về như trước khi mang thai.

Trong trường hợp co dạ con quá đau bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng Thu*c giảm đau không ảnh hưởng tới việc tiết sữa mẹ và em bé.

Vết khâu tầng sinh môn

Ở phụ nữ sinh thường, vết khâu tầng sinh môn sẽ có độ dài ngắn khác nhau và tốc độ liền vết khâu sẽ dao động từ 5 ngày cho tới 1 tuần tuỳ thuộc vào cơ địa của người mẹ.

Đối với vết khâu tầng sinh môn khi chăm sóc sản phụ đẻ thường cần chú ý vệ sinh đều đặn 2 lần một ngày, thay rửa băng vệ sinh thường xuyên, tránh để *m đ*o bị ẩm ướt, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây mưng mủ, nhiễm trùng.

Vết khâu tầng sinh môn cần được vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày (Ảnh: Internet)

Nếu vết khâu bị sưng nề, bầm tím, tụ máu, có mủ vùng chân chỉ thì cần thông báo sớm cho bác sĩ để được kiểm tra.

Thân nhiệt

Thân nhiệt sau sinh sẽ được theo dõi khi bạn nằm viện thường xuyên, 2 - 3 lần trong ngày. Mẹ cũng nên tự theo dõi xem có sốt không bởi thông thường khi căng tức sữa cũng có thể gây sốt nhẹ.

Ngoài ra, sau khi sinh sản phụ cũng có thể gặp phải tình trạng rét run do bị mất nhiệt. tuy nhiên cơn rét run sẽ nhanh chóng biến mất. khi chăm sóc sản phụ sau đẻ thường lúc ra khỏi phòng sinh cần chú ý giữ ấm cho cả mẹ và em bé.

Căng tức ngực và tiết sữa

Sữa non sẽ được tiết ra sau sinh, tuỳ vào thể trạng từng mẹ và thời điểm tiết sữa và tốc độ tiết sữa sẽ khác nhau. Lúc này sản phụ sẽ cảm thấy ngực bị căng tức, đau nhức và có thể bị sốt nhẹ từ 38oC - 38.5oC.

Ngoài ra, sẽ có trường hợp sản phụ bị tắc tia sữa gây sốt cao, vú xuất hiện các cục cứng gây khó chịu. Mẹ nên tích cực cho con bú và massge nhẹ nhàng hoặc nhờ tới sự trợ giúp của các chuyên viên chăm sóc sau sinh.

Sau mỗi lần cho con bú, sản phụ nên vệ sinh vú bằng nước ấm.

Đọc thêm: 9+ cách gọi sữa về sau sinh mổ hiệu quả, dễ thực hiện tại nhà

Theo dõi đại tiện, tiểu tiện

Các sản phụ sau sinh thường hay bị bí tiểu hoặc bị tăng trương lực ở bàng quang do ảnh hưởng của Thu*c gây mê, Thu*c gây tê, tụ máu tầng sinh môn hay bài niệu oxytocin. Chính vì thế nếu mẹ bị bí tiểu thì có thể xoa nắn vùng bàng quang nhẹ nhàng.

Với trường hợp táo bón sản phụ cần bổ sung thêm các chất xơ từ rau củ quả và trái cây vào chế độ ăn uống; uống đủ nước; vận động nhẹ nhàng kết hợp với xoa nắn bụng.

Thụt tháo phân hay thông tiểu nên hạn chế, trừ những trường hợp thực sự cần thiết theo tư vấn từ bác sĩ.

Chăm sóc vùng chậu

Nếu như sau sinh thường sản phụ không gặp phải các biến chứng gì thì mẹ có thể tắm gội bình thường. Tuy nhiệt không được rửa *m đ*o chà xát mạnh. Cần làm sạch nhẹ nhàng từ trước ra sau.

2. Về chế độ dinh dưỡng

Sau sinh sản phụ dù sinh thường hay sinh mổ cũng đều bị mất nhiều máu vì thế chế độ dinh dưỡng cần phải được đảm bảo đa dạng các loại thực phẩm, sạch sẽ và không kiêng khem quá mức.

Ưu tiên các loại thực phẩm giàu chất xơ để chống táo bón sau sinh. Tăng cường năng lượng bằng các thực phẩm nhiều tinh bột như cơm, khoai tây; thực phẩm giàu protein như thịt, cá, trứng, sữa; bổ sung canxi sau sinh từ cá, đậu,...

Chế độ dinh dưỡng sau sinh cần được đảm bảo giúp sản phụ nhanh phục hồi sức khoẻ (Ảnh: Internet)

Đọc thêm: Phụ nữ sau sinh không nên ăn rau gì? Điểm danh các loại rau bà đẻ không nên ăn

Ngoài ra, sản phụ sau sinh thường sản phụ nên hạn chế ăn các loại thức ăn hay đồ uống quá lạnh hoặc quá chua; tránh uống các loại đồ uống có cồn hoặc các chất kích thích khác.

Uống đủ nước sẽ giúp phụ nữ sau sinh giảm mệt mỏi, hạn chế tình trạng thiếu sữa; nên uống từ 2,5 - 3 lít nước mỗi ngày.

3. Về chế độ vận động

Sau sinh, tuỳ vào thể trạng mà mẹ sinh thường có thể đi lại bình thường được, thường thì sẽ mất khoảng 1 tuần. Tuy nhiên mẹ nên vận động nhẹ nhàng, không vận động mạnh hay mang vác vật nặng.

Bên cạnh đó, khi vết mổ tầng sinh môn chưa lành cần tránh sinh hoạt T*nh d*c gây rách vết mổ.

4. Nghỉ ngơi

Sau sinh, mẹ nên nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt để hồi phục sức khoẻ. Cố gắng ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi ngày.

Trầm cảm thoáng qua rất dễ xuất hiện ở những tuần đầu sau khi sinh điển hình với các dấu hiệu như tâm trạng khó chịu, lo lắng, dễ bực tức, mất ngủ, hay khóc. Mẹ nên tâm sự và chia sẻ việc chăm con với các thành viên trong gia đình để tránh áp lực và có thời gian thư giãn cho bản thân.

Tóm lại, việc chăm sóc sản phụ sau đẻ thường cần được lưu ý, nếu gặp phải các dấu hiệu bất thường bao gồm cả thể chất và tâm trạng mẹ nên tới gặp bác sĩ để được thăm khám và can thiệp nếu cần thiết.

Theo Healthline, Cleveland Clinic

https://afamily.vn/luu-y-khi-cham-soc-san-phu-sau-de-thuong-20220309132158736.chn
Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/luu-y-khi-cham-soc-san-phu-sau-de-thuong-20220309132158736.chn)

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY