Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Lưu ý khi sử dụng máy rửa bát

Sử dụng máy rửa bát bạn cần chú ý những điều dưới đây để đảm bảo an toàn cũng như độ bền của máy.

Cách xếp đồ dùng vào máy

Bạn cần chú ý xếp bát thận trọng khi sử dung máy rửa mát. Nguồn ảnh: Internet

Sau khi thu dọn bát đĩa và các dụng cụ nấu nướng cần rửa thì tất cả đồ dùng nên được xếp ngăn nắp, đặt úp bên trong máy rửa bát. Đặc biệt, bạn cần xếp đồ sao cho chúng không cảm trở vòng quay của tay phun.

Để giúp máy gia tăng tuổi thọ và tránh trường hơp bị tắc cho thức ăn vướng vào, bạn nên loại bỏ đồ ăn thừa dính lại trên đồ dùng trước khi cho vào máy rửa bát.

Ngoài ra, có một số đồ dùng không được cho vào máy rửa bát như dụng cụ nhà bếp và đồ dùng làm bằng gỗ, đồ trang trí làm bằng thủy tinh, đồ thủ công và đồ cổ, đồ dùng bằng nhựa không có khả năng chịu nhiệt, đồ dùng làm bằng đồng và thiếc…

Sử dụng chất tẩy rửa phù hợp

Với máy Nhật: (Không có khả năng xử lý nước cứng như máy châu Âu) Với máy này có thể dùng theo 2 cách: Kinh tế nhất là dùng bột rửa, rẻ và tiện, tùy theo độ cứng của nguồn nước mà định kỳ nên dùng dung dịch vệ sinh, tẩy cặn (Có những khu vực dùng vài năm cũng ko sao nhưng có những khu nước cứng, rửa vài tháng đã bị cặn trắng xóa rồi). Cách thứ 2 là dùng viên rửa: Giá cao hơn bột khá nhiều, nếu dùng loại viên to của châu Âu thì cần chia nhỏ ra. Mục đích dùng loại này ko phải để làm mềm nước từ đầu nguồn như máy châu Âu nhé, viên này ngoài thành phần tẩy rửa nó còn có một lượng nhỏ thành phần tẩy cặn (giống như trong dung dịch vệ sinh chuyên dụng), nghĩa là nó giúp xử lý phần đã tích tụ của cặn kim loại sau khi rửa bằng nước nóng (chứ ko xử lý nước mềm như cơ chế của máy Âu) do đó nó khó có thể tẩy cặn ở mọi ngõ ngách triệt để như việc xử lý nước từ đầu.

Với máy châu Âu: Cần sử dụng kết hợp 3 thành phần là bột rửa/viên rửa với muối làm mềm nước + nước trợ xả. Trường hợp sử dụng viên all in one sẽ phù hợp với những nơi nguồn nước có độ cứng <21dH (cơ chế giống như dùng viên rửa với máy Nhật).

Những lưu ý khi sử dụng khác

Đặt chén đĩa trong ngăn đựng phải đảm bảo chúng cố định, không thể di động để tránh nó làm rối vòng xoay của nước trong quá trình rửa.

Không đặt chồng chén đĩa vào nhau hay đặt lên các vật khác.

Không đặt quá nhiều chén đĩa vào 1 ngăn đựng, chúng dễ bị rơi và làm nghẽn nhánh nước, máy bơm.

Các loại đồ dùng như chai, ly, tách, nồi, chảo nên đặt theo hướng úp ngược xuống để tiện thoát nước, ly tách không đặt quá gần nhau vì dễ bị va chạm, nứt vỡ, hãm màu.

Chén đĩa, nồi chảo bằng gỗ có thể bị hỏng khi rửa dưới nhiệt độ cao, loại bằng đồng, kẽm, bạc, thiếc có thể bị biến màu, loại bằng nhôm có thể bị phai màu sau nhiều lần rửa, loại bằng nhựa chịu nhiệt khi rửa nên đặt ở ngăn trên.

Một số đồ dùng bằng pha lê, thủy tinh sau nhiều lần rửa, có thể bị đục màu nên hạn chế rửa trong máy.

Các món đồ thủ công, đồ trang trí được khuyến cáo làm sạch được trong máy nhưng chúng có thể không bền màu, bạn cũng nên cân nhắc khi rửa.

Sau khi máy hoàn thành xong chu trình rửa nên tắt máy và đợi sau 10 – 20 phút, mở cửa máy ra để hơi nước bay ra ngoài, nhiệt độ máy nhanh giảm, chén đĩa mau khô hơn.

Theo Bằng Lăng/Tiêu dùng

Link bài gốc Lấy link

https://tieudung.vn/bao-ve-ntd/luu-y-khi-su-dung-may-rua-bat-58661.html

Theo Bằng Lăng/Tiêu dùng

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/luu-y-khi-su-dung-may-rua-bat/20211007030408258)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Nghiên cứu của ĐH York, Canada chỉ ra rằng các bà mẹ tương lai trong 3 tháng đầu thai kỳ nên tránh sử dụng một số loại mỹ phẩm, chất tẩy rửa và Thu*c để bảo vệ não của thai nhi khỏi những hóa chất có thể gây bệnh tự kỷ.
  • Ngứa da có thể được coi là một phản ứng viêm của da. Ngứa da thường đi kèm với phát ban da. Mức độ nghiêm trọng, tần suất, khoảng thời gian bị ngứa da phụ thuộc vào nguyên nhân gây ngứa. Có nhiều nguyên nhân gây ngứa da. Khi biết được nguyên nhân gây ngứa, bạn có thể khắc phục được tình trạng này.
  • Trường học là nơi tập trung đông người nên có thể trở thành môi trường thuận lợi để các dịch bệnh phát sinh và dễ lây lan một số bệnh truyền nhiễm.
  • Những năm gần đây, số trẻ phải nhập viện do ngộ độc thực phẩm, chất tẩy rửa, chất ăn mòn có xu hướng gia tăng.
  • Bạn nên hơ thớt trên bếp gas, giảm diện tích tiếp xúc giữa tay và nắm cửa, rửa sạch tay và vệ sinh các vật dụng chứa nhiều vi khuẩn trong nhà.
  • Ngã và những chấn thương do ngã là những T*i n*n rất thường gặp ở trẻ em, ở mọi lứa tuổi, mọi lúc và mọi nơi.
  • Chảo đắt tiền chưa chắc đã bền, thậm chí chất lượng còn kém hơn chảo bình thường nếu người nội trợ không biết cách bảo quản.
  • Bệnh tổ đỉa là một thể đặc biệt của bệnh chàm, khu trú ở lòng bàn tay và bàn chân và rìa các ngón, có tên khoa học là Dysidrose.
  • Để giúp các mẹ không phải tốn công vô ích và nhẹ nhàng hơn trong việc nội trợ của mình, bài viết sẽ chỉ ra 4 lỗi dễ phạm phải trong quá trình dọn dẹp để mọi người cùng tránh nhé!
  • Chỉ cần ghi nhớ một vài mẹo dưới đây thì việc nội trợ của bạn sẽ đơn giản và dễ dàng hơn nhiều.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY