Sức khỏe hôm nay

Phòng các bệnh dễ lây lan ở trường học

Trường học là nơi tập trung đông người nên có thể trở thành môi trường thuận lợi để các dịch bệnh phát sinh và dễ lây lan một số bệnh truyền nhiễm.
trường học là nơi tập trung đông người nên có thể trở thành môi trường thuận lợi để các dịch bệnh phát sinh và dễ lây lan một số bệnh truyền nhiễm. Bài viết sau đây góp phần giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về một số bệnh dễ lây nhiễm ở trẻ mới đến trường.

Đau mắt đỏ: Bệnh lây lan trực tiếp như sử dụng chung khăn mặt, chậu rửa mặt, nguồn nước, bắt tay người bệnh, qua đường hô hấp: khi người bệnh nói chuyện hoặc ho, hắt hơi, virut lan theo nước bọt bắn ra. Vì thế, bệnh dễ lây ở trẻ em học cùng lớp, cùng trường hoặc người sống cùng một nhà.

Khi mắc bệnh, bệnh nhân thấy đỏ một mắt trước, sau đó lan sang mắt thứ hai, cảm thấy khó chịu ở mắt, sau đó cộm như có cát, mắt nhiều dử, buổi sáng ngủ dậy hai mắt khó mở do nhiều dử dính chặt. Mi mắt sưng nề, mọng, mắt đỏ (do cương tụ mạch máu), đau nhức, chảy nước mắt. Bệnh thường gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, học tập và lao động, và có không ít trường hợp bệnh kéo dài, gây biến chứng ảnh hưởng đến thị lực sau này nên mọi người cần có ý thức phòng bệnh tốt và cần được xử trí kịp thời khi mắc bệnh.

Cách phòng bệnh tốt nhất là thực hiện triệt để các biện pháp vệ sinh và cách ly với người bệnh. Luôn đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch. Dùng riêng khăn, gối, chậu rửa mặt. Giặt sạch khăn mặt bằng xà phòng và nước sạch, phơi khăn ngoài nắng hàng ngày. Không dùng tay dụi mắt. Không sử dụng các nguồn nước bị ô nhiễm, hạn chế đi bơi ở ao hồ, sông suối.

Sốt virut: Sốt virut hay còn gọi là sốt siêu vi trùng là bệnh lây truyền qua đường hô hấp qua dịch tiết mũi họng, do tiếp xúc với người mang bệnh trong khi nói chuyện, ho, hắt hơi bắn nước bọt sang người lành và gây bệnh...

Khi mắc, virut xâm nhập vào cơ thể, sau một thời gian ủ bệnh, virut sẽ nhân đến một mức độ đủ cao để gây nhiễm trùng. Tiếp theo là một giai đoạn tiền phát người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, cơ thể và bắp thịt đau nhức và có thể dẫn đến khởi phát sốt. Sốt có thể thấp hoặc cao và có cơn kèm theo các triệu chứng như: Viêm họng, chảy nước mũi, nghẹt mũi, đau đầu, đỏ mắt, ho, đau cơ - khớp và nổi mẩn trên da có thể có mặt.

Thông thường người mắc sốt virut sẽ khỏi sau 5-7 ngày điều trị. Với các trường hợp không khỏi sau khoảng thời gian này chắc chắn cơ thể đã bị bội nhiễm, cần làm các xét nghiệm sâu để chẩn đoán, điều trị kịp thời. Cũng có nhiều bệnh nhân tái phát nhiều lần, bệnh vừa khỏi sau vài ba ngày lại sốt cao. Những trường hợp này chủ yếu là do sức đề kháng kém, cơ thể lại không có miễn dịch tự nhiên đối với virut nên dễ bị mắc lại. Vì thế, để cơ thể có sức đề kháng tốt, chống chọi với các tác nhân virut, vi khuẩn đang phát triển mạnh cần tăng cường sức đề kháng bằng cách ăn đủ dinh dưỡng, uống nhiều nước, bổ sung vitamin từ hoa quả, nghỉ ngơi hợp lý... Nếu có triệu chứng sốt do virut, cần cho trẻ nghỉ học để phục hồi sức khỏe và tránh lây cho người thân trong gia đình và lan rộng ra cộng đồng.

Nhiễm virut cúm: Bệnh cúm là bệnh lây truyền do virut cúm gây nên. Mọi người có thể bị nhiễm cúm từ không khí hoặc tiếp xúc với nước bọt, dịch tiết của người bệnh khi ho, hắt hơi hoặc do tiếp xúc vào những vật dụng bị lây nhiễm và sau đó mầm bệnh sẽ xâm nhập vào đường hô hấp gây bệnh. Virut cúm lây lan với tốc độ rất nhanh đặc biệt là trong môi trường đông đúc. Điều nguy hiểm là trẻ bị nhiễm bệnh có thể lây lan cho trẻ khác trước khi xuất hiện triệu chứng bệnh. Các triệu chứng điển hình của cúm là sốt cao (39 - 40 độ C), nhức đầu, ho nhiều, đau nhức người. Bệnh có thể tiến triển nặng và gây ra các biến chứng như viêm phổi, nhiễm trùng huyết, biến chứng tim mạch, có thể gây Tu vong.

Phòng ngừa bệnh cúm bằng cách tiêm phòng. Nên tiêm phòng trước khi mùa cúm xảy ra hàng năm. Virut cúm luôn thay đổi, mỗi năm sẽ có những chủng virut mới xuất hiện vì vậy thành phần của vắc-xin cũng thay đổi nhằm ngăn chặn khả năng gây bệnh của những chủng virut mới. Phụ huynh nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế dự phòng hay các bệnh viện để được tư vấn và tiêm phòng. Ngoài ra, vận động đều đặn kết hợp với chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch sẽ giúp nâng cao sức đề kháng để phòng chống bệnh cúm hiệu quả.

Bác sĩ Nguyễn Văn Dũng

Lời khuyên của thầy Thu*c

Để phòng bệnh trong trường học, Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế khuyến cáo: Nhân viên y tế cần tăng cường truyền thông các nội dung phòng bệnh cho giáo viên, cán bộ, sinh viên, học sinh. Hằng tuần, nhà trường phải kiểm tra tất cả những nơi có chứa nước trong khuôn viên trường học (bể nước dự trữ, bể nước cứu hỏa, bể nước nhà vệ sinh...). Thực hiện tốt vệ sinh trường học, thu gom, loại bỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước. Nhà trường cần phối hợp với ngành y tế vận động phụ huynh, học sinh thường xuyên thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh, rửa tay bằng xà phòng... Các trường mẫu giáo, cơ sở trông giữ trẻ thường xuyên rửa sạch bàn tay cho trẻ và rửa sạch bàn tay người trông trẻ bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày, đặc biệt trước khi chế biến thức ăn và sau khi đi vệ sinh,... Thường xuyên lau rửa sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, vật dụng học tập bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường. Các trường hợp mắc bệnh (đau mắt đỏ, nhiễm cúm, tay chân miệng...) cần cho trẻ nghỉ học, không đến trường học, nhà trẻ trong vòng 10 ngày kể từ khi khởi bệnh...

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-phong-cac-benh-de-lay-lan-o-truong-hoc-18120.html)

Tin cùng nội dung

  • Theo Đông y, hạ khô thảo vị đắng, cay, tính hàn, không độc, có tác dụng thanh can hỏa, tán uất kết, tiêu ứ, sáng mắt.
  • Tôi thường xuyên chảy nước mắt, đặc biệt là khi nhìn màn hình vi tính hoặc nhìn vật gì đó chăm chú.
  • Một nhà khoa học Mỹ quả quyết, chứng trầm cảm nên được tái định nghĩa là một căn bệnh truyền nhiễm, thay vì một rối loạn cảm xúc.
  • Đau dạ dày gồm bệnh lý nội khoa, ngoại khoa, stress và đặc biệt là thói quen ăn uống, sinh hoạt.
  • Hiện nay, số trường hợp mắc bệnh tay chân miệng đang tăng cao, đặc biệt ở khu vực các tỉnh phía nam. Và nhiều người muốn biết đối với loại bệnh này, có thể dùng đông y, Thu*c nam để phòng ngừa, chữa trị hay không?
  • Theo Đông y, đau mắt đỏ chủ yếu do cảm nhiễm độc khí lưu hành trên một diện rộng, hiệp với thấp nhiệt phối hợp với nhau mà gây bệnh. Biểu hiện của bệnh là lúc đầu thấy ngứa, cộm, chảy nước mắt, đây là lúc độc phong tà xâm nhập tại chỗ mà gây ra, sau đó nhanh chóng sưng là quá trình chính khí và tà khí giao tranh nên mắt đau, nhiều dử. Sau đây là một số bài Thu*c đơn giản trị bệnh này, bạn đọc có thể tham khảo áp dụng.
  • Đau mắt đỏ còn gọi là viêm kết mạc cấp (nguyên nhân do virut là chủ yếu), có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi, thường hay gặp vào mùa hè. Bệnh lây lan trong cộng đồng, tạo nên dịch viêm kết mạc cấp. Theo y học cổ truyền, đau mắt đỏ gọi là hồng nhãn, hỏa nhãn. Nguyên nhân do cảm nhiễm độc khí lưu hành trên diện rộng hiệp với thấp nhiệt gây nên. Dưới đây là bài Thuốc theo từng thể bệnh.
  • Viêm kết mạc, (đau mắt đỏ), là bệnh lý thường gặp của mắt. Bệnh thường dễ lây lan và tạo thành dịch, nếu không được điều trị và phòng ngừa đúng cách.
  • Trong Đông y không có bệnh danh bệnh tay-chân-miệng nhưng căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng có thể thấy bệnh phát sinh là do phong thấp nhiệt thời độc từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường miệng, kết hợp với thấp trọc tích tụ lâu ngày bên trong gây ảnh hưởng đến các phủ tạng, đặc biệt là tạng Phế và Tỳ.
  • Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus (siêu vi) gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh đặc trưng bởi loét miệng và nổi hồng ban trên bàn tay, bàn chân. Nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm virus coxsackie.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY