Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Cảnh báo các ca bệnh tay chân miệng biến chứng nặng có xu hướng gia tăng

(MangYTe) - Theo đánh giá của các chuyên gia, hiện nay TP.HCM có nguy cơ bùng phát dịch bệnh tay chân miệng với xu hướng gia tăng. Đặc biệt, đã xuất hiện các ca bệnh có biến chứng nặng nguy cơ Tu vong cao.

Ths.bs lê hồng nga, trung tâm kiểm soát bệnh tật tp.hồ chí minh cho biết: số ca mắc tay chân miệng tại tp.hcm từ năm 2014 đến năm 2020 giảm nhiều so với giai đoạn năm 2011 – 2013. trong vòng 6 năm qua, thành phố không có ca tay chân miệng Tu vong.

Cảnh báo các ca bệnh tay chân miệng biến chứng nặng có xu hướng gia tăng - Ảnh 1.

Bệnh nhi bị bệnh tay chân miệng gây biến chứng nặng

Tuy nhiên trong 3 tháng đầu năm 2021, số ca bệnh tay chân miệng đã tăng gần gấp đôi so với trung bình cùng kỳ từ năm 2017 - 2020. đáng lưu ý số ca bệnh tay chân miệng nặng (độ 2b trở lên) đang có khuynh hướng gia tăng.

Trước tình hình gia tăng số bệnh nhân tay chân miệng, ngành y tế thành phố đã triển khai nhiều hoạt động như: tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn của nhân viên y tế phụ trách công tác phòng, chống dịch; ứng dụng công nghệ thông tin (báo cáo trực tuyến, phần mềm gis) để phát hiện sớm sự xuất hiện các ca bệnh, ổ dịch; phát triển các công cụ tiện ích trên các phần mềm, ứng dụng sẵn có phục vụ cho việc phát hiện, theo dõi, xử lý ca bệnh, ổ dịch; kiểm soát bệnh truyền nhiễm tại trường học, cộng đồng.

Tại cuộc họp giữa các chuyên gia chuyên ngành bệnh truyền nhiễm chiều ngày 15/4/2021, bs.ck2. nguyễn hữu hưng, phó giám đốc sở y tế tp. hcm cho biết: trong thời gian tới, ngành y tế thành phố sẽ tăng cường hơn nữa các hoạt động truyền thông đến người dân về dịch bệnh tay chân miệng, tổ chức các lớp tập huấn chuyên môn cho nhân viên y tế, rà soát lại cơ số vật tư y tế để đối phó nguy cơ bùng phát dịch tay chân miệng. bên cạnh đó, ngành y tế sẽ phối hợp với ngành giáo dục nhằm tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tay chân miệng trong trường học.

Tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là các bé dưới 5 tuổi. bệnh tay chân miệng có tốc độ lây lan nhanh, dễ thành dịch, thời điểm dịch bùng phát tháng 3 - 5 và từ tháng 8 - 9 hằng năm. hầu hết các ca bệnh đều diễn biến nhẹ. tuy nhiên ở một số trường hợp, bệnh có thể diễn biến nặng và gây biến chứng nguy hiểm như viêm não – màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến Tu vong nên cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời.

Phòng chống bệnh tay chân miệng:

1. Rửa tay thường xuyên cho cả người lớn và trẻ em

2. Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.

3. thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, tay nắm cửa, mặt bàn/ghế, sàn nhà… bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

4. Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

5. Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám.

6. Theo dõi sát, phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh chuyển nặng.

7. cha mẹ có con bị tay chân miệng nên cho bé nghỉ học ít nhất 10 ngày để ngăn ngừa lây bệnh cho trẻ khác.

PHA LÊ

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo dân sinh (http://baodansinh.vn/canh-bao-cac-ca-benh-tay-chan-mieng-bien-chung-nang-co-xu-huong-gia-tang-20210417103724985.htm)

Tin cùng nội dung

  • Vụ tấn công nhân viên y tế tại bệnh viện Bạch Mai vừa qua hoàn toàn không có gì có thể biện bạch được.
  • Năm qua là một năm sóng gió đối với ngành y tế khiến những nhân viên y tế đàng hoàng, làm việc cật lực phải dừng tay lại ngơ ngác, hỏi chuyện gì đang xảy ra? Tôi là ai? Và tôi phải làm gì?
  • Khi xảy ra sự cố, nhân viên y tế thấy mình cô đơn lạc lõng ở cái cõi đời ô trọc này, giữa một bên là bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đòi một khoản tiền lớn, thật sự lớn lắm so với đồng lương còm cỏi của mình; còn một bên là lãnh đạo của mình muốn mọi chuyện nhanh chóng êm xuôi thúc ép mình b
  • Bạo hành với nhân viên y tế đang gia tăng ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Bạo hành với nhân viên y tế thường do nghiện M* t*y, thiếu hiểu biết, thiếu khoan dung và thiếu sự tôn trọng...
  • Kể từ khi xuất viện đến nay, cháu Phan Anh học sinh lớp 5G, trường Tiểu học Phương Mai, Hà Nội đã khỏe mạnh và lại được đến trường, nhìn Phan Anh lúc này ít ai nghĩ nếu trước đó bé bị bệnh viêm cơ tim và chỉ chậm vài phút em sẽ không bao giờ ở lại với cuộc sống này.
  • Những năm trước đây, bệnh tay-chân-miệng (TCM) chỉ gặp ở các tỉnh phía Nam nước ta, nhưng mấy năm gần đây, bệnh này có xu hướng tiến ra phía Bắc và hiện tại...
  • Viêm cơ tim là tình trạng viêm, hoại tử hoặc ly giải của tế bào cơ tim gây nên do nhiễm khuẩn, do bệnh mô liên kết, do nhiễm độc hoặc không rõ nguyên nhân.
  • Hiện nay, số trường hợp mắc bệnh tay chân miệng đang tăng cao, đặc biệt ở khu vực các tỉnh phía nam. Và nhiều người muốn biết đối với loại bệnh này, có thể dùng đông y, Thu*c nam để phòng ngừa, chữa trị hay không?
  • Trong Đông y không có bệnh danh bệnh tay-chân-miệng nhưng căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng có thể thấy bệnh phát sinh là do phong thấp nhiệt thời độc từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường miệng, kết hợp với thấp trọc tích tụ lâu ngày bên trong gây ảnh hưởng đến các phủ tạng, đặc biệt là tạng Phế và Tỳ.
  • Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus (siêu vi) gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh đặc trưng bởi loét miệng và nổi hồng ban trên bàn tay, bàn chân. Nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm virus coxsackie.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY