Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Lý do những người tiêu dùng này không nên ăn cua

Cua biển hay cua nói chung là thực phẩm tốt cho sức khỏe con người tuy nhiên khi ăn cua cần tránh mắc sai lầm nếu không sẽ dẫn tới không tốt cho sức khỏe.

Các loại cua là nguồn cung cấp axit béo gốc omega - 3 tuyệt vời. thịt cua chứa ít chất béo bão hòa giúp làm giảm mức cholesterol ldl và chất béo trung tính trong máu. loại hải sản này cũng chứa một lượng niacin và crom giúp giảm mức cholesterol trong cơ thể, từ đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành và đột quỵ.

Cua chứa nhiều vitamin b12, một loại vitamin thiết yếu cần thiết cho quá trình sản xuất hồng cầu của cơ thể, giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu ác tính. không chỉ thế, thịt cua cũng là nguồn cung cấp selen - một chất có tác dụng ngăn ngừa bệnh viêm khớp và chứa rất nhiều phốt pho - thành phần quan trọng đối với sức khỏe của xương và răng.

Có quá nhiều lợi ích sức khỏe mang lại từ cua, tuy nhiên đây cũng là loại thực phẩm không phải bộ phận nào cũng có thể ăn, thậm chí còn ẩn chứa nhiều nguy cơ cho một số đối tượng.

Ăn cua rất tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể ăn, thậm chí chế biến sai cách cũng dễ gây ngộ độc. ảnh minh họa.

Không phải ai cũng ăn được gạch cua

Gạch cua được xem là phần béo ngậy nhất của cua, có nhiều chất dinh dưỡng và có mùi vị rất thơm ngon. tuy là phần béo ngậy nhất nhưng gạch cua cũng không chứa quá nhiều chất béo nên người bình thường hoàn toàn có thể ăn mà không cần quá lo lắng. hơn nữa, hơn một nửa chất béo trong gạch cua là các axit béo không no tương đối lành mạnh có thể giúp bổ sung epa và dha tốt cho cơ thể.

Tuy nhiên những người bị rối loạn mỡ máu và có cholesterol trong máu cao không nên ăn. bởi lẽ lượng cholestrol trong gạch cua cực kỳ cao, nên sẽ làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Phụ nữ mang thai cũng không nên ăn gạch cua. vì phần này dễ tích tụ các kim loại mạnh như cadmium, hoặc các chất ô nhiễm khác có hại cho sự phát triển của thai nhi. do đó khuyến cáo thai phụ nên ăn ít hoặc không nên ăn gạch cua.

Đối với những người có tiền sử dị ứng với các loại hải sản thì cũng không nên ăn cua, gạch cua. chỉ cần ăn lượng nhỏ cũng đủ dẫn đến ngứa toàn thân, nổi mề đay, đau đầu, chóng mặt, khó thở, hôn mê, thậm chí là Tu vong nếu không được cấp cứu kịp thời.ngoài ra, những người đang mắc các bệnh như: tiểu đường, bệnh thận hay huyết áp cao không nên ăn quá nhiều cua, ghẹ. vì hàm lượng natri cao trong chúng sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Cua có thể nhiễm độc

Các nhà khoa học đã tìm thấy 2 loại độc tố nguy hiểm có trong thịt cua ở các vùng nước bị ô nhiễm chính là chất độc dioxin và pcbs.2 loại chất độc trên có thể gây phát ban, làm suy giảm hệ miễn dịch, rối loạn thần kinh, tổn thương gan, làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư, thậm chí làm tăng nguy cơ sinh con khuyết tật nếu phụ nữ mang thai ăn phải.bên cạnh đó người ăn còn phải đối mặt với nguy cơ ngộ độc do khuẩn cầu trùm, khuẩn dấu phẩy, lây nhiễm kí sinh trùng nguy hiểm.

Thịt cua, ghẹ giàu chất đồng và selen. Khi ăn quá nhiều đồng sẽ làm khả năng hấp thu sắt và Thu*c kháng sinh của hệ tiêu hóa giảm đi đáng kể. Trong khi selen lại làm tăng tác dụng phụ của Thu*c giảm đau, đồng thời, làm cho quá trình đào thải Thu*c ra khỏi cơ thể chậm hơn.

Không nên ăn những bộ phận trên mai cua

Phần mang trên mai cua là cơ quan hô hấp của cua, có chức năng lọc nước bên ngoài nên rất dễ tích tụ kim loại nặng và các chất ô nhiễm khác. nửa phía trước của mai cua - hình tam giác trước mắt cua là dạ dày cua, đường màu đen chúng ta hay thấy ở đây là ruột cua, đây chính là bộ phận tiêu hóa của cua. phần này dễ bị tích tụ chất bẩn nên tránh ăn.

Phần hình lục giác nằm chính giữa trong gạch cua được gọi là nội tạng của cua. theo quan điểm dân gian thì đây được gọi là phần có tính hàn nhất của cua nên nhất định không được ăn. nếu không có thể gây lạnh bụng, đau bụng, tiêu chảy...

Không nên ăn cua đã ch*t

Sau khi cua ch*t, các vi khuẩn sẽ sinh sôi nảy nở và ăn mòn các axit amin có trong thịt cua. lúc này, không chỉ có độ ngậy và mùi vị cua giảm đáng kể mà còn sản sinh ra một số axit amin sinh học có hại cho cơ thể con người, gây ra các triệu chứng như nôn mửa, tiêu chảy, dị ứng... trường hợp nặng hơn có thể gây sốc hoặc suy nội tạng.

Không ăn cua chưa nấu chín

Có rất nhiều loại vi khuẩn gây bệnh trong thủy sản có vỏ, dễ gây bệnh viêm dạ dày ruột cấp tính, thậm chí có thể gây nhiễm trùng máu. thịt cua sống có chứa nang trùng lungfluke - loại ký sinh trùng ký sinh trong phổi, kích thích, phá hủy các tổ chức của phổi, xâm nhập não gây ra chứng co giật, bại liệt. cho dù cua đã được ngâm nước muối hay ngâm rượu cũng không thể có tác dụng khử trùng. do đó chúng ta cần sơ chế kỹ và nấu thật chín trước khi ăn để đảm bảo an toàn thực phẩm.

Ngoài những lưu ý trên, không nên ăn quá nhiều cua một lúc vì thịt cua có tính hàn, có thể gây lạnh bụng, tiêu chảy khi ăn quá nhiều. đồng thời cũng chú ý không nên ăn cua khi uống trà, không ăn cua chung với các loại thực phẩm kỵ cua như quả hồng, cam, mật ong.

Theo An Dương/VietQ

Link bài gốc Lấy link

http://vietq.vn/ly-do-nhung-nguoi-nay-khong-nen-an-cua-d179197.html

Theo An Dương/VietQ

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/ly-do-nhung-nguoi-tieu-dung-nay-khong-nen-an-cua/20201230103531362)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý sẽ giúp bạn phòng ngừa những nguy cơ mắc bệnh ung thư.
  • Để tìm hiểu thêm các thông tin từ Viện Ung thư Quốc gia (NCI) về dinh dưỡng và điều trị bệnh ung thư, xem bài
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
  • Ăn chay trường tránh ăn tất cả các sản phẩm từ động vật, bao gồm thịt, trứng và sữa. Làm sao để có đủ dinh dưỡng cần thiết khi ăn chay trường?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY