Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Mẹ béo phì khi đang mang thai có thể khiến trẻ sinh ra mắc nhiều bệnh hiểm nghèo

(MangYTe) - Theo các nhà khoa học tại Đại học Ben-Gurion (Israel), người mẹ béo phì trong thời kỳ mang thai có thể sinh con mắc những chứng rối loạn thần kinh và tâm thần như co giật, bại liệt, trầm cảm.

Béo phì trong thời kỳ mang thai được biết đến là yếu tố gây rủi ro đối với sức khỏe của người mẹ cũng như thai nhi và trẻ được sinh ra. không dừng lại ở đó, tình trạng béo phì còn liên quan đến những căn bệnh mà trẻ có thể mắc phải sau này như bệnh tim mạch, các biến chứng về mắt và thậm chí những căn bệnh ác tính như ung thư buồng trứng và ung thư vú.

Để chứng minh cho những nhận định trên, các nhà khoa học của đại học ben-gurion và trung tâm y tế soroka (đều thuộc israel) đã tiến hành kiểm tra những ảnh hưởng lâu dài của bệnh béo phì ở người mẹ đối với sức khỏe và thần kinh của trẻ từ lúc được sinh ra cho đến tuổi 18. đồng thời, so sánh trẻ do mẹ bị béo phì và mẹ không bị béo phì sinh ra.

Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu, khảo sát 242.342 ca sinh từ năm 1991 đến 2014 tại bệnh viện soroka. trong đó, có 3.290 trẻ là con của những bà mẹ bị béo phì. kết quả cho thấy, so với những trẻ do mẹ bình thường sinh ra, những trẻ có mẹ bị béo phì có tỷ lệ nhập viện liên quan các chứng rối loạn thần kinh và tâm thần cao hơn rất nhiều.

Người mẹ béo phì khi mang thai có thể sẽ để lại nhiều hậu quả tiêu cực đến sức khỏe của trẻ. Ảnh minh họa

Trước đó, cũng trong một nghiên cứu về ảnh hưởng của béo phì đến sức khỏe thai nhi và trẻ sơ sinh, các nhà khoa học tại đại học michigan (mỹ) cũng đi tới kết luận rằng, phụ nữ bị béo phì khi mang thai có thể làm tăng khả năng trẻ mắc bệnh bại não. giáo sư eduardo villamor và các cộng sự chỉ ra sự thừa cân béo phì của người mẹ làm tăng nguy cơ ngạt sơ sinh ở trẻ sinh đủ tháng, thậm chí có thể mắc bệnh bại não trong tương lai. đối với trẻ sinh thiếu tháng, nguy cơ này hiển nhiên vẫn tiềm ẩn.

Bại não (hay liệt não) là thuật ngữ chỉ một nhóm tình trạng bệnh lý ảnh hưởng đến sự kiểm soát các vận động cũng như tư thế. Do một hoặc nhiều phần của bộ não có chức năng điều khiển cử động bị tổn thương nên người bệnh không thể cử động các cơ của mình một cách bình thường. Triệu chứng diễn ra từ nhẹ tới nặng, gồm cả những dạng thức tê liệt.

Mặc dù khoa học đã có sự phát triển vượt bậc, nhưng tỷ lệ trẻ bị bại não vẫn tăng lên. Các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Michigan đã nghiên cứu những trẻ sinh ra tại Thụy Điển từ năm 1997 đến năm 2011, trong số 1,4 triệu trẻ được sinh ra, có 3029 trẻ được chẩn đoán mắc bệnh bại não. Nghiên cứu sâu hơn về căn bệnh nguy hiểm này, các nhà khoa học nhận thấy, cứ 400 trẻ thì có 1 trẻ mắc bệnh do ảnh hưởng từ việc béo phì.

Theo ts. bs nguyễn thị thanh hà (giảng viên trường đại học y dược tp.hcm), đối với phụ nữ mang thai khi gặp tình trạng thừa cân, béo phì đều có nguy cơ tiềm ẩn về sức khỏe cho chính người mẹ và thai nhi.

về ảnh hưởng đối với mẹ: khi mang thai, nội tiết tố thai kỳ sẽ được tiết ra nhiều hơn, khiến huyết áp tăng lên gây nên tình trạng tăng huyết áp, từ đó làm tăng nguy cơ mắc chứng tiền sản giật và sản giật – một bệnh lý đặc biệt nguy hiểm trong thai kỳ. ngoài ra, mẹ bầu bị béo phì còn đối mặt với tình trạng tiểu đường thai kỳ. đây cũng là bệnh lý nguy hiểm vì có thể làm tổn thương đa cơ quan như: thận, mạch máu, gan,...

về ảnh hưởng đối với thai nhi: mẹ bầu bị béo phì sẽ tăng nguy cơ bị tăng huyết áp và tiểu đường. chính 2 bệnh lý này sẽ gây ra nhiều hệ lụy đối với sức khỏe thai nhi. những nguy cơ mà bé có thể gặp phải là: sinh non, nguy cơ suy hô hấp, hạ đường huyết,... thậm chí Tu vong.

Do đó, phụ nữ khi mang thai cần phải lưu ý đến cân nặng để tránh gặp phải những vấn đề sức khỏe không mong muốn như: cao huyết áp, tiền sản giật, tiểu đường,... đặc biệt là có thể đe dọa đến tính mạng của cả mẹ và thai nhi trong bụng.

Bảo Lâm (Theo Tân Hoa Xã, Ben-Gurion University of the Negev)

Mạng Y Tế
Nguồn: VietQ (http://vietq.vn/me-beo-phi-khi-dang-mang-thai-co-the-khien-tre-sinh-ra-mac-nhieu-benh-hiem-ngheo-d169456.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY