Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc men gan tăng cao nhưng trong đó viêm gan là nguyên nhân chính. Nồng độ của men gan tăng thường tỷ lệ thuận với mức độ viêm nhiễm của gan. Tuy nhiên đó mới là những gợi ý thông thường nhất bởi trong thực tế có những trường hợp viêm gan rất nặng nhưng nồng độ men gan trong máu tăng rất ít. Trong một số trường hợp khác việc gia tăng nồng độ men gan lại không liên quan gì đến gan. Tuy vậy nói một cách chung nhất thì sự thay đổi men gan là những dấu hiệu hữu ích trong chẩn đoán bệnh.
Một số nguyên nhân hay gặp làm tăng nồng độ men gan bao gồm những nguyên nhân tại gan và nguyên nhân ngoài gan như: Viêm gan cấp do bất kể nguyên nhân gì đều làm men gan tăng đặc biệt là tăng rất cao, gấp 7-8 lần trở lên; Viêm gan mạn tiến triển, viêm gan dẫn đến xơ gan do rượu, chất độc, thiểu dưỡng, ung thư gan; Tắc đường mật do giun, sỏi; viêm tụy, tắc ruột, viêm dạ dày cấp... cũng làm tăng men gan nhưng mức độ tăng không nhiều như trong viêm gan; Các bệnh truyễn nhiễm như sốt rét, sởi, sốt xuất huyết, nhiễm trùng máu... trong giai đoạn toàn phát cũng làm tăng men gan. Ngoài ra còn rất nhiều bệnh mạn tính khác hay do điều trị Thu*c, chế độ ăn uống không điều độ, uống nhiều bia rượu cũng làm thay đổi men gan so với bình thường.
Khi đã biết mình bị tăng men gan, bạn nên giữ gìn sức khỏe, tránh làm việc quá sức và bước kế tiếp là phải đi khám bác sĩ chuyên khoa về bệnh gan mật để được xác định rõ bệnh và điều trị kịp thời, tránh được sớm những biến chứng, đặc biệt là bệnh viêm gan b.
Chủ đề liên quan:
men gan