Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Mẹo khử mùi hôi của thịt dê khi chế biến

Thịt dê lại gây khó chịu bởi mùi hôi đặc trưng, nếu chế biến không kỹ có thể làm giảm độ ngon của món ăn.

Mùi hôi của thịt dê có nguồn gốc từ tuyến mùi của con dê. tuyến mùi nằm ẩn trên đầu phía sau cặp sừng của nó. tuy mùi này gây cảm giác khó chịu đối với chúng ta, nhưng đó lại là loại vũ khí đặc biệt của chúng. mùi hôi này là mùi để chúng quyến rũ bạn tình và cũng là lời khiêu chiến đối với tình địch của loài dê.

Mẹo khử mùi hôi của thịt dê khi chế biến

Nếu không biết cách khử mùi hôi trong thịt dê thì khi ăn sẽ khó chịu.

Nếu trong quá trình xử lý, nếu không sử dụng dao bén hay kỹ thuật chưa cứng thì có thể làm tuyến mùi của dê lan rộng ra các mạnh máu tạo ra mùi hôi cho các giai đoạn chế biến về sau.

Tuy đã rửa nhiều lần qua nước sạch nhưng chỉ rửa bằng nước lạnh chưa phải là phương pháp hay để khử mùi hôi của thịt dê. một số mẹo dưới đây giúp bạn khử mùi hôi trong thịt dê triệt để.

Cách thứ nhất, bạn bỏ thịt dê cắt thành miếng vào nồi nước sôi, thêm một ít bã rượu theo tỉ lệ: cứ 500g thịt dê thêm 500g nước và 25g bã rượu. nếu không có bã rượu thì có thể cho thêm giấm theo tỉ lệ: 1 kg thịt dê cho 50g giấm, thịt nấu sẽ không có mùi hôi nữa.

Khi nấu thịt dê, chỉ cần cho thêm vài miếng vỏ quýt hoặc tắc, mùi hôi của thịt dê sẽ hết ngay.

Cách thứ hai, bạn có thể khử mùi dê bằng cách bóp thịt với một tí rượu trắng có trộn gừng bằm nhuyễn. sau đó xả lại bằng nước lạnh. hoặc có thể thay bằng bia để khử mùi. ngoài ra, bạn trụng sơ thịt dê trong nước sôi có vài tép sả hoặc 1, 2 khúc mía.

Cách thứ ba, khi nấu thịt dê, chỉ cần cho thêm vài miếng vỏ quýt hoặc tắc, mùi hôi của thịt dê sẽ hết ngay.

Ngoài ra, bạn ngâm thịt dê bằng một chén chè đặc trước khi xào. đầu tiên, xào khô, đợi nước trong nồi cạn, khi nước gần cạn hết thì thêm vào nồi một ít nước chè đặc, cứ thế lặp lại 2-3 lần, mùi hôi của thịt dê sẽ bay hết mà thịt lại thơm giòn hơn.

Với các món xào bạn có thể sử dụng tỏi để khử mùi hôi từ thịt dê. cho khoảng 25g tỏi đã bốc vỏ vào xào cùng với khoảng 500g thịt dê. đây mẹo khá hay và đơn giản để lấy mùi thơm từ tỏi lấn át mùi hôi của thịt dê. với các món canh, hầm, có thể cho thêm vài vỏ quýt hoặc tắc để khử mùi hôi của thịt dê.

Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng công thức tía tô + sa nhân + đinh hương + sơn trà đập dập, thái nhỏ. sau đó cho vào một miếng vải xô sạch, túm chặt, dùng dây cuộc chặt phần đầu, cho vào nồi nấu sẽ khử mùi hôi của thịt dê. các này, đồng thời cũng giúp cho món ăn có hương vị thơm ngon hơn.

Trên đây, là một vài mẹo thông dụng để khử mùi hôi của thịt dê được nhiều chị em nội trợ mách bảo nhau. bạn hãy ghi nhớ và áp dụng ngay để có được những món ăn được chế biến từ thịt dê ngon và tròn vị nhé.

Theo Hải Đường/Tiêu dùng

Link bài gốc Lấy link

https://tieudung.vn/van-hoa/meo-khu-mui-hoi-cua-thit-de-khi-che-bien-47813.html

Theo Hải Đường/Tiêu dùng

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/meo-khu-mui-hoi-cua-thit-de-khi-che-bien/20210104044502774)

Tin cùng nội dung

  • Trong Đông y, nhiều loài vật được dùng làm Thuốc nhưng dê là con vật có nhiều bộ phận được dùng làm Thuốc Đông y nhiều nhất để chữa bệnh hoặc để làm Thuốc bổ dưỡng như...
  • Bổ thận tráng dương là điều trị làm khỏe phần dương (khí, tinh) bằng dược hoặc thức ăn, thường phối hợp với bổ thận thành bổ thận tráng dương.
  • Cho thêm nước lạnh khi đang luộc thịt hoặc hầm xương, sớm cho muối vào thịt khi đun nấu, chiên thịt xông khói trong chảo nóng...là những thói quen thường thấy nhưng có hại.
  • Phương Thuốc khử mùi cơ thể Mai hoa phấn của Đào Hoằng Cảnh (420 – 589) trích trong “Đoạn cốc bí phương”. Thành phần gồm có: mai hoa băng phiến, thanh mộc hương, thiên trạch hương, hoắc hương, khô phàn, hoạt thạch đều 30g.
  • Đối với những thực phẩm chín (bánh chưng, bánh tét, giò, chả, giò xào…), người dân có thể bảo quản trong điều kiện thoáng mát, không bụi bặm, ẩm thấp.
  • Mười năm trước, tôi đã tự nhủ với lòng mình rằng sẽ không bao giờ uống nước mía – thứ đồ uống tôi thích nhất nữa, khi thấy một con nhặng nổi lềnh phềnh trong cốc nước mía đang cầm trên tay.
  • Sắn (khoai mì) là loại lương thực phổ biến, nhất là ở vùng nông thôn miền núi. Tuy nhiên trong sắn có chứa độc tố có thể gây ngộ độc nặng.
  • Rau quả là nguồn vitamin và muối khoáng quan trọng. Nhu cầu về vitamin và muối khoáng của con người được cung cấp qua bữa ăn hàng ngày qua rau tươi.
  • Thịt dê được chế biến thành nhiều món ăn có giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh. Trong “Tản Đà thực phẩm”, cố thi sĩ Tản Đà rất ca ngợi các món ăn từ dê; các món này ăn vừa ích khí, ôn bổ trung hạ tiêu, dùng trong trường hợp ốm yếu, đau lưng mỏi gối, sinh hoạt T*nh d*c kém, di tinh, mộng tinh...
  • Sứa và các món ăn từ sứa như canh sứa, nộm sứa rất quen thuộc trong sổ tay ẩm thực của những người sành ăn. nhưng tác dụng chữa bệnh của con sứa thì nhiều người còn chưa biết.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY