Rau quả là nguồn vitamin và muối khoáng quan trọng. Nhu cầu về vitamin và muối khoáng của con người được cung cấp qua bữa ăn hàng ngày qua rau tươi.
Rau quả là nguồn vitamin và muối khoáng quan trọng. Nhu cầu về vitamin và muối khoáng của con người được cung cấp qua bữa ăn hàng ngày qua rau tươi. Hầu hết các loại rau tươi thường dùng đều giàu vitamin nhất là vitamin A và C là những vitamin hầu như không có hoặc có chỉ có rất ít trong thức ăn động vật. Các chất khoáng trong rau tươi cũng rất quan trọng. Trong rau có nhiều chất khoáng có tính kiềm như kali, canxi, magiê. Vậy, ăn thế nào cho phù hợp.
Rau nào nhiều vitamin?
Các loại rau tươi của nước ta rất phong phú, về thành phần và giá trị dinh dưỡng của rau tươi có khác nhau tuỳ theo từng loại rau. Lượng protid trong rau tươi nói chung thấp (dao động từ 0,5 - 1,5%). Tuy vậy có nhiều loại rau người ta thấy một hàm lượng protid đáng kể như nhóm đậu tươi, đậu đũa (4 - 6%), rau muống (2,7%), rau sắng (3,9%), rau ngót (4,1 %),... Về gluxit, trong rau tươi có các loại đường đơn dễ hấp thu , tinh bột, xenluloza và các chất pectin. Hàm lượng trung bình của glucid trong rau tươi khoảng 3 - 4 %, có những loại có tới 6 - 8%. Chất xenluloza của rau có vai trò S*nh l* lớn vì cấu trúc của nó mịn màng hơn xenluloza của ngũ cốc. Rau còn là nguồn chất sắt quan trọng. Sắt trong rau được cơ thể hấp thu tốt hơn sắt ở các hợp chất vô cơ. Các loại rau đậu, sà lách là nguồn mangan tốt.
chế biến đúng cách
Làm thế nào giữ được các vitamin có trong rau khi
chế biến, nấu nướng. Nếu không biết cách
chế biến có khi mất tới 90% lượng vitamin trong rau xanh.
Muốn giữ được vitamin ở mức nhiều nhất thì khi chuẩn bị rau (nhặt rau, rửa rau) để nấu cần phải làm nhanh, càng nhanh càng tốt. Rửa sạch rau trước khi thái nhỏ vì nếu thái rồi mới rửa thì một số vitamin sẽ bị tan nhiều trong nước. Rau làm xong phải nấu ngay, càng để lâu càng mất nhiều vitamin C. Sau 4 giờ mất hết 20%, khi thái nhỏ thì mất tới 35% sau 1 giờ. Khi nấu nên bỏ rau khi nước đã sôi vì bỏ ngay từ lúc nước lạnh sẽ mất đi phần lớn lượng vitamin. Cụ thể, khoai tây bỏ vào nước lạnh mất tới 40% vitamin C, trái lại khi bỏ vào nước đã sôi chỉ mất 10%.
Rau xào giữ được vitamin tốt hơn, nhất là vitamin A và C, vì rau được bọc một lớp mỡ tránh được sự hoà tan và bốc hơi. Với món rau xào, cần xào lửa to và đảo rất nhanh rồi ăn nóng. Rau xào, luộc rồi ăn ngay chỉ hao hụt chừng 15% vitamin, nấu xong để sau 1 giờ sẽ bị mất 25%, sau 2 giờ lượng vitamin mất từ 34 - 57%. Còn nếu
chế biến sẵn rồi đem lên bếp hâm lại thì vitamin mất đi tới 90%.
Để giữ vitamin C khỏi mất và ít bị phá hủy, cần lưu ý:
Khi luộc rau, bạn cho vào nước một chút muối, đun to lửa cho đến khi nước sôi sùng sục mới bỏ rau vào, đậy nắp kín. Theo nhiều nghiên cứu, một chút muối sẽ giúp giữ được màu xanh của rau, đậy nắp chỉ hao 15% vitamin, mở nắp sẽ hao mất 32%. Tránh khuấy trộn rau nhiều.
Tóm lại rau tươi có vai trò quan trọng trong dinh dưỡng; bữa ăn hàng ngày của chúng ta không thể thiếu rau. Ngoài cách
chế biến đúng, điều quan trọng là phải đảm bảo rau sạch, không có vi khuẩn gây bệnh và các hoá chất độc nguy hiểm.
Bác sĩ Nguyễn Kim Thoa