Khoa học hôm nay

Miễn dịch lai giảm nguy cơ tái nhiễm SARS-CoV-2 hiệu quả thế nào?

Miễn dịch lai giảm nguy cơ tái nhiễm SARS-CoV-2 hiệu quả thế nào?

Đó là kết quả hai nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Bệnh truyền nhiễm Lancet.

Một nghiên cứu trên 22.566 người ở brazil đã khỏi covid-19 cho thấy 4 loại vắc xin đang được sử dụng tại nước này, từ sinovac biotech, astrazeneca, johnson & johnson và pfizer-biontech, cung cấp khả năng bảo vệ bổ sung đáng kể. hiệu quả chống lại nhiễm sars-cov-2 từ 14 ngày sau khi tiêm vắc xin dao động từ 39,4% với coronavac của sinovac đến 64,8% với vắc xin pfizer-biontech. hiệu quả chống nhập viện hoặc t* vong dao động từ 81,3% với coronavac đến 89,7% với vắc xin pfizer-biontech.

Sử dụng dữ liệu từ hơn 5 triệu người ở thụy điển, nghiên cứu thứ hai phát hiện ra rằng miễn dịch lai (kết hợp nhiễm sars-cov-2 trước đó và tiêm 1 hoặc 2 liều vắc xin) có thể cung cấp thêm sự bảo vệ ngăn tái nhiễm thêm ít nhất 9 tháng so với miễn dịch tự nhiên đơn thuần.

Các nhà nghiên cứu cho biết: "miễn dịch lai với 1 và 2 liều vắc xin có liên quan đến giảm 90 - 94% nguy cơ nhập viện covid-19 so với miễn dịch tự nhiên đơn thuần”. cả hai nghiên cứu đều không bao gồm những bệnh nhân nhiễm hoặc tái nhiễm biến thể omicron.

Ivermectin thất bại, huyết tương dưỡng bệnh thành công

Hai thử nghiệm tiêu chuẩn vàng được công bố trên tạp chí y học new england giúp giải quyết các câu hỏi về hai liệu pháp gây tranh cãi được nhiều người đưa ra trong thời kỳ đầu của đại dịch với kết quả trái ngược - thất bại với thu*c trị giun sán ivermectin và thành công với huyết tương giàu kháng thể từ người sống sót khi mắc covid-19 .

Ở brazil, 3.515 người có các triệu chứng covid-19 trong một tuần hoặc ít hơn và có ít nhất một yếu tố nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng được chỉ định ngẫu nhiên để nhận ivermectin một lần mỗi ngày trong 3 ngày, một phương pháp điều trị khác hoặc giả dược.

4 tuần sau, ivermectin không dẫn đến tỷ lệ nhập viện thấp hơn hoặc rút ngắn thời gian rời phòng cấp cứu, các nhà nghiên cứu báo cáo. ivermectin rất phổ biến với các nhà bình luận bảo thủ và những người chống vắc xin bất chấp cảnh báo của các quan chức y tế không sử dụng nó để điều trị covid-19.

Với nghiên cứu về huyết tương dưỡng bệnh (hay huyết tương hồi phục), các nhà nghiên cứu mỹ đã thu nhận hơn 1.000 người lớn, hầu hết chưa được tiêm vắc xin, trong vòng 8 ngày kể từ khi bắt đầu có các triệu chứng covid-19.

Một nửa số người tham gia được chỉ định ngẫu nhiên để được truyền huyết tương dưỡng bệnh.

4 tuần sau, chỉ 2,9% những người nhận huyết tương dưỡng bệnh phải nhập viện vì covid-19, so với 6,3% của những người không nhận được. theo các nhà nghiên cứu, sau khi tính đến các yếu tố nguy cơ của từng cá nhân, việc điều trị covid-19 làm giảm nguy cơ nhập viện tới 54%.

"huyết tương dưỡng bệnh covid-19 có sẵn ở các nước thu nhập thấp và thu nhập trung bình, không có hạn chế về bằng sáng chế và sản xuất tương đối rẻ, ít bị tổn thương hơn trước sự xuất hiện của kháng kháng thể", họ nói thêm.

Omicron lây nhiễm cho nhiều trẻ nhỏ Mỹ từ 6 đến 8 lần so với Delta, ít gây hại hơn

Các nhà nghiên cứu mỹ nhận thấy, trong số những trẻ nhỏ dưới 5 tuổi không đủ điều kiện tiêm vắc xin covid-19, biến thể omicron gây nhiễm vi rút nhiều hơn từ 6 đến 8 lần so với delta nhưng ít gây bệnh nghiêm trọng.

Họ đã xem xét dữ liệu thu thập được vào năm 2021 và đầu 2022 trên 651.640 trẻ em dưới 5 tuổi, trong đó có 66.692 bé nhiễm Delta và 22.772 bé nhiễm Omicron.

Các nhà nghiên cứu tính toán khi delta còn chiếm ưu thế, cứ 2.000 trẻ em thì có từ 2 đến 3 đứa bé nhiễm vi rút mỗi ngày. khi omicron lần đầu tiên bắt đầu được lưu hành, tỷ lệ đó đã tăng lên khoảng 5 đến 13 ca nhiễm mới mỗi ngày trong số 2.000 trẻ em, các nhà nghiên cứu đã báo cáo trên tạp chí jama pediatrics.

Đến giữa tháng 1.2022, hơn 16 trong số 2.000 trẻ em nhiễm omicron mỗi ngày, với tỷ lệ nhiễm cao nhất ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi.

Tuy nhiên, những trẻ nhỏ nhiễm omicron có nguy cơ mắc bệnh nặng thấp hơn đáng kể so với delta. nhóm nghiên cứu cho biết phát hiện này có thể hỗ trợ cân nhắc về việc đi học, sử dụng khẩu trang và tiêm vắc xin cho trẻ nhỏ.

Mạng Y Tế
Nguồn: Một thế giới (https://1thegioi.vn/mien-dich-lai-giam-nguy-co-tai-nhiem-sars-cov-2-hieu-qua-the-nao-179985.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY