Tết Đoan Ngọ còn được biết đến với cái tên Tết diệt sâu bọ. Người ta diệt sâu bọ bằng trái cây, rượu nếp và 1 thứ bánh vô cùng đặc biệt, được đưa cả vào mâm cỗ cúng. Vậy Tết Đoan Ngọ cúng bánh gì, hãy tìm hiểu ngay nhé.
Thường thì người Việt ta ăn Tết Đoan Ngọ ở nhà với gia đình. Sáng sớm, nhiều nơi có lệ ăn rượu nếp ngay sau khi ngủ dậy để sâu bọ say, tiếp đó ăn trái cây để giết sâu bọ.
Cũng có người vẫn giữ lệ tắm nước lá mùi vào ngày này để phòng bệnh và tẩy trừ sâu bọ, đây là tục xưa ít biết vào ngày Tết Đoan Ngọ.
Đặc biệt, vào giờ Ngọ ngày mùng 5 tháng 5, các nhà sẽ sắm sửa mâm lễ cúng đơn giản có trái cây, rượu nếp và 1 loại bánh không thể thiếu được vào ngày này, đó là bánh tro. Đây là loại bánh dân dã, nhưng được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị thanh mát, ngọt ngào của nó.
Bánh tro là loại bánh làm bằng gạo nếp, ngâm với nước tro được đốt bằng các loại cây khô và gói trong lá chuối khô, lá tre hoặc lá dong non. Bánh tro có vị thanh mát, hương thơm nhẹ nhàng, dễ ăn, dễ tiêu, thường được cắt nhỏ ăn với đường hoặc mật.
Bánh tro có nhiều tên cũng như nhiều hình dáng khác nhau, tùy vào từng địa phương. Đây là món ăn truyền thống mỗi dịp mùng 5 tháng 5 âm lịch ở Nam Trung Bộ, Nam Bộ và 1 số nơi ở miền Bắc. Bánh tro hay còn gọi là bánh gio, bánh ú, bánh âm và vài biến thể khác.
Bánh tro nhỏ nhắn xinh xắn, có thể được gói theo hình thon dài hay hình chóp tam giác, trông thì dễ nhưng gói thì chẳng dễ chút nào. Bánh tro có nhiều loại, nhân ngọt, nhân mặn và không nhân. Thường miền Bắc hay ăn bánh tro không nhân, còn miền Nam chuộng loại có nhân hơn.
Nếp để gói bánh phải là loại nếp ngon, đều hạt, có mùi thơm. Tro đốt được chọn từ những cây rơm nếp vàng óng, cùng với cây vừng khô, cây tầm gửi và 1 số loại cây khác. Nước tro hòa cùng với 1 chút vôi, phải làm sao cho nước không quá đặc thì dễ nồng mùi, không quá loãng kẻo bánh bị nhạt.
Bánh nhân ngọt sẽ được thêm nhân đậu xanh ngào đường mật, còn bánh nhân mặn có thêm thịt kho và 1 số loại nhân khác nữa, tùy theo vùng miền. Bánh tro mang lại hương vị thơm ngon khó cưỡng từ món quà quê đơn giản mà ai đã từng ăn cũng nhớ mãi không quên. Nếu bạn chưa biết Tết Đoan Ngọ cúng bánh gì thì đừng quên bánh tro nhé. Đây là loại bánh không thể thiếu trong mâm cỗ cúng Đoan Ngọ đâu. Bạn có biết Cúng Tết Đoan Ngọ vào giờ nào, buổi nào là đúng và tốt nhất?
Tết Đoan Ngọ cúng bánh gì ư? Tất nhiên là bánh tro rồi. Mặc dù có 1 số nơi người ta cúng cả bánh trôi nước vào ngày này, song nhắc đến Đoan Ngọ, có lẽ mọi người đều sẽ nhớ đến bánh tro.
Người ta tin rằng Tết Đoan Ngọ là ngày mà dương khí cực thịnh, thiên địa giao thái, sâu bọ sinh sôi nảy nở cực kì nhiều, dễ gây dịch bệnh. Chính vì thế mà mới có lệ ăn trái cây, ăn rượu nếp, ăn bánh tro để vừa diệt sâu bọ, vừa xua tan bệnh tật.
Theo quan niệm dân gian, ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch nếu ăn bánh tro, cũng như trái cây và rượu nếp sẽ khiến cho bệnh tật trong người hết thảy tiêu tan. Thực ra điều này cũng dựa trên triết học y lý phương Đông, bởi tiết trời mùa hè oi bức dễ sinh dịch bệnh, việc ăn uống cũng cần phải chú ý nhiều hơn, bởi các món ăn đều có thể dưỡng sinh.
Các món ăn khi này cần phải hấp thụ các đặc tính của cây cỏ, khắc phục nhược điểm thời tiết nắng nóng, giúp ăn vào dễ tiêu, giải nhiệt giải độc. Tết Đoan Ngọ ăn bánh tro sẽ giải quyết được vấn đề này, chẳng những trung hòa bớt độc hại trong ăn uống để bảo vệ sức khỏe ngày này mà còn cả trong thời gian sau đó nữa. Bạn biết Những điều kiêng kị trong Tết Đoan Ngọ để tránh điều xui xẻo chưa?
Bánh tro còn được gọi là bánh ú vì cách gói khác biệt tạo ra hình chóp mập mập của bánh. Còn với tên gọi bánh âm thì là vì loại bánh này có đặc tính tư âm, bổ âm. Sở dĩ nói vậy là bởi trong nước tro cũng như nguyên liệu gói bánh đều có tính âm, làm từ thực vật và khoáng canxi, kali và các vi chất có lợi cho sức khỏe.
Bổ âm, hay tư âm, dưỡng âm là tôn chỉ của 1 trường phái dưỡng sinh lớn, có vị trí vô cùng quan trọng trong Đông y, bởi cơ thể chúng ta “dương thường hữu dư, âm thường bất túc”, nếu không xử lý được thì sẽ gây hại cho sức khỏe.
Trong Đông y, bánh tro được xét là loại bánh có vị nhạt, tính mát, dễ ăn dễ tiêu. Bánh này thích hợp nhất với những người sức khỏe yếu, người già, trẻ nhỏ, những người mắc chứng bệnh nóng sốt âm ỉ, mắc chứng âm hư. Mùa hè dễ gây ra các chứng bệnh âm hư do dương khí quá thịnh, đặc biệt là thời điểm đầu tháng 5 âm lịch, thậm chí có thể gây ra ôn dịch thương âm. Ông cha ta từ xưa đã biết cách kết hợp thực phẩm sẵn có trong tự nhiên để trị bệnh, giữ sức khỏe cho mình.
Bánh tro có tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu, vì thế ăn bánh tro ngày Tết Đoan Ngọ sẽ giúp cơ thể loại bỏ các chất độc, nâng cao sức khỏe, đồng thời còn góp phần chữa trị 1 số bệnh cần lợi tiểu như tăng huyết áp, thống phong, sỏi thận…
Ăn gì ngày giết sâu bọ trong ngày Tết Đoan Ngọ? Ngoài món bánh tro, Tết Đoan Ngọ của người Việt còn không thể không có cơm rượu nếp, trái cây, thịt vịt và chè trôi nước.
Đây là món ăn thường được dùng trong ngày Tết diệt sâu bọ, với tác dụng khiến cho sâu bọ say, để loại bỏ những loại “sâu bọ” kí sinh gây hại trong cơ thể.
Cơm rượu nếp có 2 loại, làm bằng gạo nếp trắng và gạo nếp cẩm. Tùy theo vùng miền mà món cơm rượu cũng có phần khác biệt. Ở miền Bắc, cơm rượu nếp được ủ từng hạt rời, còn miền Trung, mọi người thường ép thành khối, riêng miền Nam thì cơm rượu được vo thành viên tròn.
Cơm rượu nếp đã lên men có mùi hương nồng đượm, hơi cay cay và có vị dịu ngọt. Cơm rượu nếp có tính nóng, đã lên men nên nếu bụng đói chớ ăn quá nhiều kẻo bị say đó.
Nước ta là đất nước nhiệt đới và mùa hè có rất nhiều loại trái cây thơm ngon, bổ dưỡng. Ngoài thắc mắc Tết Đoan Ngọ cúng bánh gì thì nhiều người cũng băn khoăn khi chọn trái cây dâng lên cỗ cúng. Bạn có thể chọn các loại trái cây theo mùa, tùy vào nơi mình sinh sống. Tuy nhiên, các loại quả phổ biến trong dịp mùng 5 tháng 5 này thường có mận, đào, vải, chôm chôm, dưa hấu, xoài.
Trái cây cũng được xem là phương Thu*c diệt sâu bọ trong ngày Tết này, bởi các cụ ta xưa cho rằng các loài sâu bọ khi bị “say sưa” bởi cơm rượu nếp thì đã suy yếu, chúng ta ăn thêm các loại trái cây, nhất là trái có vị chua thì chúng sẽ ch*t càng nhanh hơn. Đừng quên 6 điều tích vận phúc trong ngày Tết Đoan Ngọ nhé.
Người miền Trung, miền Nam có lệ ăn thịt vịt vào Tết Đoan Ngọ, bởi thịt vịt có tính hàn, giải nóng, làm mát cơ thể, rất thích hợp cho ngày nóng bức, dương khí mạnh như ngày Đoan Ngọ. Trên thực tế, vịt thời điểm này bắt đầu vào mùa, có hương vị thơm ngon, thịt béo chắc và bớt mùi hôi. Bình thường người ta kiêng ăn vịt đầu tháng vì sợ đen đủi nhưng ngày 5 tháng 5 âm lịch lại là ngoại lệ.
Nhắc đến món này, có thể nhiều bạn sẽ nghĩ đến ngày Tết Hàn thực. Song có chút khác biệt ở đây khi người miền Bắc ăn bánh trôi vào mùng 3 tháng 3, còn người miền Nam lại ăn món này vào ngày mùng 5 tháng 5.
Bánh trôi làm từ bột nếp ngon, thêm nhân đậu xanh, nặn thành viên to tròn và ăn kèm với nước cốt dừa. Sở dĩ món này được người dân ăn vào Tết Đoan Ngọ vì cho rằng các món từ gạo nếp sẽ có tác dụng rất tốt trong việc diệt trừ sâu bọ ngày này.