Kinh tế xã hội hôm nay

Xóm bánh tro Sài Gòn tết Đoan Ngọ: Gói hàng tấn nếp, cháy hàng trong mùa dịch

Để chuẩn bị cho tết Đoan Ngọ (mùng 5 tháng 5 âm lịch), nhiều người ở xóm nhỏ Sài Gòn miệt mài gói bánh tro từ sáng sớm cho tới tối muộn vẫn không kịp đơn hàng dù tình hình dịch bệnh ở TP.HCM diễn biến phức tạp.

Xóm bánh tro ở trong hẻm 1072 trên đường phạm thế hiển (q.8, tp.hcm), từ đầu hẻm vào trong chỉ khoảng 200m. bên trong con hẻm, người gói bánh, người xào nhân, người làm sạch lá... tất bật để kịp đơn hàng khách đặt dịp tết đoan ngọ.

Khách tới tận lò mua mà không có bánh

Xóm nhỏ này là lò bánh của bà năm khánh (66 tuổi, thường được gọi là bà năm), có tuổi đời lâu năm ở sài gòn. những người gói bánh do bà năm thuê gia công. lò bánh của bà năm hoạt động quanh năm, nhưng những ngày giáp tết đoan ngọ số lượng bánh được đặt hàng tăng cao.

Để hạn chế tập trung đông người, những người trong xóm ai ở nhà nấy để gói bánh rồi chuyển về nhà bà năm để luộc, họ vẫn đeo khẩu trang phòng dịch. thanh niên thì làm nhiệm vụ rửa nếp, xào nhân, nấu bánh, vớt bánh, phụ nữ thì rửa lá, gói bánh.

Bà Năm Khánh thuê những người trong xóm gói bánh

Ảnh: Cao An Biên

Vừa bước vào nhà, chưa kịp chào bà chủ thì ông Huỳnh Quang Phước (46 tuổi, ngụ Q.8) tiến vào hỏi bà Năm đang cặm cụi gói bánh: “Tôi muốn mua 80 cái thì có không, ráng gói cho tui để tui biếu thằng em”. Bà Năm thở dài: “Trời thông cảm nha, nay người ta đặt 8 thiên bánh (1 thiên là 1.000 cái - PV) mà giờ gói còn chưa kịp đây. Không có hứa được đâu”. Sau một hồi trao đổi, ông Phước buồn rầu ra về.

Những người lành nghề gói bánh xong trong 1 phút

Ảnh: Cao An Biên

Ông Phước cho biết hàng năm cứ vào dịp tết Đoan Ngọ, ông lại tìm đến lò bánh của bà Năm để mua nhưng năm nay vì đến trễ nên chưa có bánh. Ông giải thích bánh mua tại lò nóng hổi và ngon hơn. “Bây giờ ráng đợi tới 8 giờ tối coi bà chủ có nấu kịp không chứ bánh ở đây ngon, tôi mua ở đây quen rồi”, ông Phước nói.

Nhân đậu xanh được nấu và đảo trên bếp sau đó phơi cho nguội và vo tròn

Ảnh: Lê Hồng Hạnh

Tay thoăn thoắt gói từng chiếc bánh tro, bà năm khá đuối sức vì những ngày qua phải gói bánh liên tục để giao cho khách. bà chia sẻ không ngờ mùa dịch covid-19 nhưng nhu cầu của khách vẫn rất lớn. “4 ngày qua, có ngày thì chục thiên, có ngày 7 - 8 thiên làm hoài từ sáng tới tối mà vẫn không kịp đơn. mùa dịch, gói bánh thì có sợ nhưng đây là truyền thống của nhà tôi suốt 25 năm nay, từ khi chỗ này được lập nên vẫn cố gắng duy trì”, bà chủ tâm sự.

Để đảm bảo an toàn, bà luôn nhắc nhở mọi người trong nhà và những hộ gia đình gói bánh gia công cho mình luôn đeo khẩu trang, dùng nước rửa tay sát khuẩn thường xuyên và ngồi giữ khoảng cách.

[video] món bánh bá trạng với nguyên liệu 'sang chảnh' ăn tết đoan ngọ của gia đình người hoa

Bỏ việc đi gói bánh

Những gia đình gói bánh gia công cho nhà bà năm khánh trong xóm đa phần không sống bằng nghề gói bánh tro mà đa dạng ngành nghề như bán xôi, bán tạp hóa… nhưng cứ mỗi dịp tết đoan ngọ, tất cả tạm gác lại công việc hàng ngày để ngày đêm làm bánh duy trì truyền thống, lâu dần trở thói quen khó bỏ của nhiều người dân ở xóm.

Nồi hấp bánh được đặt trước nhà bà năm, những người trong xóm sau khi gói bánh xong sẽ chuyền bánh về đây để luộc

Ảnh: Cao An Biên

Vốn bán tạp hóa kiếm sống, từ mùng 1.5 âm lịch bà trần thị thanh mai lan (55 tuổi) “để tiệm sang một bên” để tập trung gói bánh. để thuận tiện “một công đôi việc”, bà lan mang nguyên liệu về gói phía trước tạp hóa gói bánh tro. mỗi hôi nhễ nhại sau lớp khẩu trang kín mít, tay bà vẫn thoăn thoắt định hình lá, cho nhân và gói bánh, buộc dây.

Bà nhận việc như thế này hơn 40 năm nay, mỗi chiếc bánh tro qua tay bà lan được gói trong chưa đầy một phút. những ngày đầu, bà lan dậy 6 giờ sáng để gói bánh, sát ngày 5.5 thì phải thức 5 giờ vì người đặt bánh nhiều hơn.

Đàn ông trong xóm sẽ đảm nhận những công việc nặng nhọc hơn

Ảnh: Lê Hồng Hạnh

“Ngày tôi gói chừng 1 thiên, được trả tầm năm bảy trăm nghìn. Xóm này hả, mười mấy hộ người ta làm, năm nay dịch nên ít bớt nhưng vẫn có không khí. Gắn bó với công việc này mấy chục năm nên sao bỏ được”, bà Lan cười.

Tương tự, bà Nguyễn Thị Cúc (70 tuổi) hằng ngày bán xôi nhưng 4 ngày qua cũng bỏ việc để tham gia gói bánh. Hơn 20 năm qua, bà vẫn làm vậy vì “thích không khí của xóm những ngày tết Đoan Ngọ”. Nhờ công việc này mà bà có thêm thu nhập trang trải trong mùa dịch.

Từng mẻ bánh được luộc liên tục để kịp giao cho khách

Ảnh: Cao An Biên

Cách đó không xa là khu vực rửa và ngâm nếp, anh Huỳnh Tấn Đạt (24 tuổi, ngụ Q.8) đang hì hục làm việc. Mang chiếc bao tay, anh vo sạch nếp ngâm bên trong thau nhựa. Dù còn trẻ nhưng anh nói mình có gần 7 năm làm công việc này. “Thường ngày thì nhẹ nhàng hơn, nhưng mấy ngày nay là số lượng nếp phải tính tới hàng tấn. Tôi thì phụ ở đây cũng lâu, cũng thích nghề này nên cứ gắn bó vậy thôi”, anh bộc bạch.

Lò luộc bánh được đặt trước nhà bà Năm, cứ mỗi khi có mẻ bánh chín, người dân trong xóm lại chuyền nhau: “Bánh chín rồi kìa, vớt bánh rồi kìa” rộn ràng cả một góc xóm.

Bánh ra lò được rửa sạch rồi đem giao liền cho nóng. Một mẻ bánh khác mới lại được đưa vào nồi. Tạm biệt những người dân trong xóm, chúng tôi trở về mang theo những chiếc bánh, nghe câu nói: “Các cháu đem về ăn cho có mùi vị tết Đoan Ngọ” mà thấy ấm lòng...

Mạng Y Tế
Nguồn: Thanh niên (https://thanhnien.vn/doi-song/xom-banh-tro-sai-gon-tet-doan-ngo-goi-hang-tan-nep-chay-hang-trong-mua-dich-1398394.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY