Đến thời điểm này đã có gần 30 bệnh viện (BV) tuyến Trung ương và tuyến đầu của TP. Hồ Chí Minh ký cam kết không để bệnh nhân nằm ghép.
Đến thời điểm này đã có gần 30 bệnh viện (BV) tuyến Trung ương và tuyến đầu của TP. Hồ Chí Minh ký cam kết không để bệnh nhân nằm ghép. Đây thực sự là một nỗ lực của ngành y tế trong việc thực hiện giảm tải BV, lấy người bệnh làm trung tâm và cố gắng để làm hài lòng người bệnh...
Bệnh viện Nội tiết TW - một trong những BV vừa ký cam kết giảm tải đợt mới nhất, PGS.TS. Trần Ngọc Lương - Giám đốc BV cho biết, từ khi cơ sở 2 (xã Tứ Hiệp - Thanh Trì - Hà Nội) của BV đi vào hoạt động (cuối năm 2012 đến nay), đa số
người bệnh đến BV này đã được nằm mỗi người một giường, buồng bệnh sạch sẽ, một số khoa đã có buồng bệnh có phòng vệ sinh khép kín. Đặc biệt, khu vực khám bệnh được bổ sung trang thiết bị (ghế ngồi chờ, quạt, điều hòa, bảng chỉ dẫn...); phòng khám bệnh, bàn khám được tăng thêm. Hiện, tỷ lệ giường bệnh có
người bệnh nằm ghép/tổng số giường bệnh thực tế là gần như không còn (trước đây, tỷ lệ này là 60 - 70%, giảm khoảng 10 lần). Ở khu vực khám bệnh, thời gian khám lâm sàng đơn thuần từ 15 - 20 phút, khám lâm sàng có thêm 1 kỹ thuật xét nghiệm từ 40 - 60 phút. Thời gian chờ khám trung bình/
người bệnh từ khi lấy số, khám xong và ra về hết 2 - 3 giờ (do đặc thù bệnh nội tiết - chuyển hóa nên
người bệnh thường phải làm 2 - 3 kỹ thuật trở lên), rút ngắn khoảng 1 giờ.
Một vấn đề đang được dư luận quan tâm là, để chống nằm ghép, sẽ có những bệnh nhân phải chuyển về tuyến dưới, trong khi một số BV tuyến dưới chưa tạo được niềm tin cho
người bệnh, thì BV tuyến trên có biện pháp hay cơ chế nào để đảm bảo chất lượng điều trị cho
người bệnh? Về điều này, PGS.TS. Nguyễn Tiến Quyết - Giám đốc BV Việt Đức khẳng định: “Băn khoăn này không chỉ của nhân dân mà còn của các nhà quản lý. Với chúng tôi, thành quả cao nhất là chữa bệnh và đảm bảo khỏi bệnh, nên chúng tôi chuyển
người bệnh về đâu là đảm bảo nơi đó đã được Bộ Y tế cho phép. Chúng tôi thẩm định kết quả điều trị, đương nhiên chúng tôi phải có trách nhiệm”.
Đây chỉ là hai trong số 20 BV của tuyến Trung ương cam kết không để bệnh nhân phải nằm ghép giường bệnh từ khi nhập viện cho đến 48 giờ sau khi nhập viện. Những nỗ lực của các BV tuyến Trung ương ký cam kết không để
người bệnh nằm ghép đã khiến
người bệnh và thầy Thu*c đều “được lợi” ở chỗ
người bệnh không còn phải nằm chung giường chật chội, đồng thời được thăm khám nhiều hơn, về phía thầy Thu*c thì có điều kiện hiểu và chia sẻ với
người bệnh nhiều hơn.
Tại TP. HCM, hàng năm ngành y tế thành phố điều trị gần 40 triệu lượt bệnh nhân, trong đó 40 - 60% đến từ các địa phương. Để nâng chất lượng khám, chữa bệnh cho bệnh nhân, ngành y tế đã triển khai đồng bộ 5 nhóm giải pháp giảm tải là tăng thêm giường bệnh, xây thêm BV mới, nâng cấp BV cũ, phát triển BV tư nhân; củng cố và phát huy năng lực BV quận huyện chưa sử dụng hết công suất giường bệnh; củng cố và phát triển mạng lưới khám chữa bệnh ban đầu ở trạm y tế; hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật cho các tỉnh nhằm giảm chuyển tuyến về TP.HCM và thúc đẩy các BV cải tiến nâng cao chất lượng điều trị, cải cách thủ tục hành chính, giảm phiền hà cho
người bệnh. Tuy nhiên, công suất sử dụng giường bệnh tại một số BV chuyên khoa vẫn luôn vượt giới hạn, như BV Ung bướu, dù đã nỗ lực triển khai nhiều biện pháp giảm tải nhưng hiện công suất sử dụng giường bệnh vẫn vượt 180% (năm 2013 là 232%), BV Chấn thương chỉnh hình cũng rơi vào cảnh tương tự, công suất sử dụng giường bệnh 108%, BV Nhi Đồng 1 hiện là 121%,...
Tuy nhiên, theo PGS.TS. Nguyễn Tấn Bỉnh - Giám đốc Sở Y tế TP. HCM, với mục tiêu tất cả vì
người bệnh, hiện ngành y tế thành phố đã có 10/23 BV cam kết không để quá tải: 3 BV đăng ký giảm tải sau 24 giờ, 2 BV giảm tải sau 48; 5 BV đảm bảo không quá tải. Cụ thể, 2 BV thường xuyên có tình trạng quá tải là BV Nhi Đồng 1 và BV Nhi Đồng 2 đã cam kết không để
người bệnh nằm ghép trong vòng 24 giờ. Một số BV chuyên khoa khác như: BV Bình Dân, Truyền máu - Huyết học, Bệnh Nhiệt đới, Phạm Ngọc Thạch... cũng cam kết không để
người bệnh nằm ghép trong 48 giờ.
Thời gian tới, ngành y tế TP.HCM tiếp tục triển khai 5 nhóm giải pháp trên để thực hiện giải pháp giảm tải BV. TP.HCM sẽ tiếp tục nâng cấp các BV tuyến quận huyện và hoàn thiện dự án xây dựng các BV mới như: BV Nhi đồng TP, BV Ung bướu, BV quận Gò Vấp, BV huyện Bình Chánh. Bên cạnh đó, TP.HCM đề xuất Bộ Y tế xem xét việc nâng cấp 2 BV Nhân dân Gia Định và BV Nhân dân 115 thành BV tuyến cuối.
Nguyễn Nam