Nhiều bệnh nhân nhiễm lao đa kháng Thuốc nhưng không đồng ý điều trị, trở thành nguồn lây nhiễm nguy hiểm cho cộng đồng.
Theo thống kê của bệnh viện Phạm Ngọc Thạch TP.HCM, tính từ lúc bắt đầu triển khai dự án thí điểm cho bệnh nhân
kháng Thuốc">lao đa
kháng Thuốc vào ngày 9.9.2009 đến 31.1.2011, đã có 661 bệnh nhân nghi ngờ bị lao
kháng Thuốc được quản lý tại quận/huyện.
Trong số đó có 471 bệnh nhân đồng ý làm xét nghiệm chẩn đoán lao kháng đa Thuốc. Kết quả cho thấy, có 278 bệnh nhân được chẩn đoán lao kháng đa Thuốc, chiếm 59%. Số bệnh nhân đồng ý điều trị là 201 bệnh nhân, chiếm 72%. Số còn lại không đồng ý điều trị, trở thành nguồn lây nguy hiểm cho cộng đồng.
Hàng năm thành phố có khoảng 350 – 650 bệnh nhân lao bỏ trị, trong đó lao phổi mới AFB ( ) chiếm từ 150 – 350 người. Tỷ lệ này có xu hướng tăng 3%/năm trong 10 năm gần đây, nhưng nếu tính trong 5 năm gần nhất thì tăng 10%/năm. Cứ một bệnh nhân lao phổi có vi trùng lao trong đàm thì trung bình hàng năm lây cho khoảng 10 người trong cộng đồng. Điều đáng nói là những bệnh nhân bỏ trị có nguy cơ bị lao
kháng Thuốc rất cao.
BS. Đặng Minh Sang, phòng Chỉ đạo tuyến, bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, nhận định: “Mặc dù y tế tư nhân ngày càng phát triển nhưng chưa thực hiện việc phát hiện bệnh lao theo quy trình chuẩn của quốc gia.
Hoạt động chống lao tại trường trại còn hạn chế do học viên chuyển trại liên tục, cán bộ phụ trách lao không ổn định. Bệnh nhân HIV/lao ngày càng khó quản lý, bệnh nhân lao
kháng Thuốc không đồng ý nhập viện điều trị còn cao.
Người bỏ trị lao trong cộng đồng và tỷ lệ chuyển đi không phản hồi cũng chiếm tỷ lệ khá cao. Số người di chuyển tại các trung tâm cai nghiện M* t*y còn cao và chưa có giải pháp khắc phục”.
Theo một bác sĩ trong ngành, Chương trình phòng chống lao của TP.HCM chưa thống kê cụ thể số người bị nhiễm lao, nên số bệnh nhân lao phát hiện được mới chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”.
Hiện Việt Nam mới chỉ phát hiện được khoảng gần 60% số bệnh nhân lao mới và khoảng 10% số bệnh nhân kháng đa Thuốc xuất hiện hàng năm. Chỉ trong 9 tháng đầu năm 2010, cả nước phát hiện thêm 75.000 người nhiễm lao, hơn một nửa là lao phổi.
Đặc biệt, mới chỉ có 2 - 3% số bệnh nhân lao kháng đa Thuốc được điều trị và quản lý. Số còn lại, thậm chí có cả những bệnh nhân mắc siêu đa
kháng Thuốc vẫn cư trú tại cộng đồng, không được quản lý, là nguyên nhân khiến bệnh này lây lan.
Điều này đồng nghĩa với việc bất cứ ai cũng có nguy cơ nhiễm lao ở mọi lúc, mọi nơi. Trong khi người Việt Nam nhiễm lao rất dễ dàng thì việc điều trị lại vô cùng khó khăn bởi tình trạng vi trùng lao kháng với nhiều loại Thuốc.
Bác sĩ Nguyễn Đình Duy, phó giám đốc bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, TP.HCM, cho biết chỉ cần vô tình tiếp xúc với bệnh nhân lao phổi thì có thể bị lây bệnh. Đơn giản như qua giao tiếp, trực khuẩn lao có thể theo các hạt nước bọt nhỏ li ti bắn ra, người bình thường có sức đề kháng yếu vô tình hít phải vi khuẩn lao vào người thì có thể sẽ mắc bệnh. N
hững người tiếp xúc gần với bệnh nhân lao, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi, người mắc các bệnh như tiểu đường, HIV/AIDS, nghiện rượu và các Thuốc gây nghiện, người có chế độ dinh dưỡng kém, thường xuyên bị căng thẳng, mệt mỏi rất dễ bị lây nhiễm.
Bác sĩ Duy cũng cảnh báo, bệnh nhân lao
kháng Thuốc là nguồn lây lao nguy hiểm cho cộng đồng, vì vi trùng từ người bệnh lây sang cho người lành là vi trùng đã kháng với các loại Thuốc lao. Vì vậy, người chưa từng mắc lao khi nhiễm vi khuẩn này sẽ trở thành người mắc lao
kháng Thuốc, đa
kháng Thuốc.
Theo SGTT online