Lao là bệnh hô hấp có khả năng lây lan mạnh. Nếu làm việc gần bệnh nhân lao, hãy đeo mặt nạ chuyên dụng để bảo vệ. Bệnh nhân cũng cần đeo mặt nạ và được tách biệt với những bệnh nhân khác. Việc ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc và tập thể dục thường xuyên cũng giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh và giảm nguy cơ mắc bệnh lao.
Bảo vệ bản thân khỏi bị nhiễm trùng lao như thế nào?
Điều quan trọng là nắm rõ bệnh nhân nào có thể mắc bệnh lao. Khi bệnh nhân ho, những giọt nhỏ chứa vi khuẩn lao văng ra không khí và bạn có thể mắc bệnh nếu hít phải. Bệnh nhân bị bệnh lao có thể có các triệu chứng như ho mạn tính (kéo dài trong nhiều tuần, ho ra đàm hoặc máu), giảm cân, sốt hoặc đổ mồ hôi vào ban đêm. Nếu bạn
làm việc gần bệnh nhân lao, hãy đeo mặt nạ chuyên dụng để bảo vệ. Bệnh nhân cũng cần đeo mặt nạ và được tách biệt với những bệnh nhân khác. Ví dụ, di dời họ khỏi phòng chờ chung, hoặc đưa họ vào khu điều trị riêng trong bệnh viện.
Bạn cũng có thể giảm nguy cơ mắc bệnh lao bằng cách ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc và tập thể dục thường xuyên. Tất cả những điều trên giúp hệ miễn dịch (tức khả năng đề kháng) khỏe mạnh.
Làm sao để biết mình bị nhiễm trùng lao?
Là nhân viên y tế, bạn nên thử phản ứng da với yếu tố bệnh lao (Tuberculosis Skin Test) một hoặc hai lần một năm. Xét nghiệm này cho biết bạn đã bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh lao hay chưa, nhưng nó sẽ không cho biết tình trạng nhiễm trùng là tiềm ẩn (latent) hay hoạt động (active). Nếu đang bị bệnh khác hoặc đang dùng Thu*c, bạn có thể cần làm thêm xét nghiệm trên da để có kết quả chính xác.
Trong phản ứng da với yếu tố bệnh lao, kết quả dương tính nghĩa là gì?
Kết quả dương tính trong phản ứng da với yếu tố bệnh lao (tuberculin skin test, TST) này thường có nghĩa là bạn đã bị nhiễm vi khuẩn lao. Tuy nhiên, hệ thống miễn dịch của cơ thể thường kiểm soát được nhiễm trùng và trong 90% trường hợp, nhiễm khuẩn lao ở dạng tiềm ẩn, tức không hoạt động và không có triệu chứng nào trong nhiều năm. Tuy nhiên, lao có thể chuyển thành dạng hoạt động khi hệ miễn dịch suy yếu, gây tổn hại đến các cơ quan trong cơ thể và sức khỏe tổng quát của bạn.
Để ngăn chặn nhiễm trùng dạng hoạt động, bạn cần được điều trị. Nếu xét nghiệm TST cho kết quả dương tính, bạn cần chụp phim X-quang để đảm bảo rằng mình không bị nhiễm trùng. Nếu kết quả TST là gần đây trong khi phim X-quang là âm tính (tức khả năng bị lao dạng hoạt động là thấp), bạn có thể được chỉ định dùng Thu*c kháng lao từ 6 đến 9 tháng. Những Thu*c này ngăn chặn sự kích hoạt của nhiễm trùng trong tương lai. Bạn không lây bệnh cho người khác, trừ khi bạn mắc bệnh lao dạng hoạt động mà chưa được điều trị.
Kết quả âm tính trong trong phản ứng da với yếu tố bệnh lao (TST) có nghĩa là bạn chưa bị nhiễm vi khuẩn lao (trừ khi bạn đang nhiễm HIV-AIDS hoặc đang bị ức chế miễn dịch vì những tình trạng này làm cơ thể “không đủ sức” phản ứng với yếu tố bệnh lao (tuberculin) để cho kết quả dương tính)
.
Mắc bệnh lao dạng hoạt động có nghĩa là gì?
Nếu bạn có kết quả dương tính ở trong phản ứng da với yếu tố bệnh lao (TST) kèm theo hình ảnh X-quang ngực bất thường hoặc các triệu chứng của bệnh lao, bạn đã bị lao dạng hoạt động và cần được điều trị. Khi bị bệnh lao dạng hoạt động, bạn có thể lây bệnh cho người khác.
Bạn có thể được điều trị với 3 hoặc 4 loại Thu*c trong 9 đến 12 tháng. Bạn cần cảnh báo và có biện pháp an toàn cho những người trong gia đình cũng như những người bạn hay tiếp xúc gần gũi. Bạn cũng cần phải nghỉ việc một vài tuần, cho đến khi không còn khả năng
lây nhiễm. Bệnh lao dạng hoạt động ít phổ biến hơn so với việc nhiễm trùng lao (dạng tiềm ẩn) vì hệ miễn dịch có thể tự ức chế vi khuẩn.
Nếu đã tiêm vaccine bacille Calmette-Guérin (BCG) để phòng lao, tôi có cần làm xét nghiệm TST?
Có, bạn vẫn cần phải làm xét nghiệm. Vaccine BCG không có khả năng bảo vệ hoàn toàn, vì vậy bạn vẫn có thể có bệnh lao. Vaccine này thường không được đề nghị cho hầu hết các nhân viên y tế. Vaccine có thể gây ra phản ứng dương tính nhẹ trong xét nghiệm TST. Thông thường, phản ứng này trở nên nhẹ hơn theo thời gian. Nếu kết quả trở nên nặng hơn, có thể bạn đã bị nhiễm trùng lao và sẽ cần được điều trị.
Nên làm gì nếu biết rằng bệnh nhân của tôi mắc bệnh lao dạng hoạt động?
Nếu bạn đang tiếp xúc với một bệnh nhân mắc bệnh lao dạng hoạt động, bạn nên làm xét nghiệm TST cho bệnh lao (trừ khi bạn vừa được xét nghiệm định kỳ). Điều này đặc biệt quan trọng nếu căn bệnh chưa được nhận biết, bệnh nhân đã không bị cô lập hoặc mặt nạ đã không được sử dụng. Xét nghiệm theo dõi trong 3 tháng tiếp theo sẽ cho biết việc tiếp xúc có dẫn đến nhiễm trùng hay không.
Nếu kết quả TST là dương tính, tôi có nên tiếp tục xét nghiệm?
Nếu đã có kết quả dương tính ở phản ứng da với yếu tố bệnh lao (TST), bạn không nên tiếp tục làm xét nghiệm nữa. Thay vào đó, cần phải dựa vào triệu chứng để xác định xem bạn mắc bệnh lao dạng hoạt động hay không. Bạn nên chụp X-quang ngực nếu ho kéo dài từ 2 đến 3 tuần, nếu ho ra đờm có máu, nếu bị sốt hoặc giảm cân. Việc chụp X-quang thường quy hàng năm thường không cần thiết.
Nếu kết quả TST là dương tính, tôi có nên tiếp tục các biện pháp phòng ngừa?
Một số người nghĩ rằng một khi đã bị nhiễm vi khuẩn lao, họ không cần phải có biện pháp phòng ngừa hoặc đeo khẩu trang khi tiếp xúc với các bệnh nhân lao. Tuy nhiên, có một vài người đã bị tái nhiễm trùng với chủng vi khuẩn lao mới. Vì vậy, bạn nên tiếp tục những biện pháp phòng ngừa hiện có.