Bệnh truyền nhiễm hôm nay

Gần một nửa dân số Việt Nam nhiễm lao

Khi có những dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh lao phổi, người bệnh cần tới cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị sớm.
37% số người mắc bệnh lao không điều trị là con số được PGS.TS. Đinh Ngọc Sỹ - Chủ nhiệm Chương trình chống lao quốc gia, giám đốc BV Lao - bệnh phổi TƯ công bố các cơ quan truyền thông được tổ chức mới đây. Số bệnh nhân này chỉ đến bệnh viện điều trị khi đã trong tình trạng nặng và lúc đó việc điều trị là vô cùng khó khăn.

Lây lan mạnh trong cộng đồng

Phát hiện mắc bệnh lao từ đầu năm ngoái với biểu hiện khó thở, ho nhiều, thỉnh thoảng ho ra máu, tuy nhiên do không có tiền chữa bệnh trong khi thẻ BHYT chưa cấp về đến xã nên ông Nguyễn Đức Khánh ở thôn La Cốc, Vĩnh Kiên, Yên Bình, Yên Bái chỉ biết ôm bệnh nằm chờ.

Sau 2 tháng có thẻ BHYT, ông đi từ bệnh viện huyện lên tỉnh để chữa bệnh. Từ khi mắc bệnh sức khỏe suy giảm nhiều, giờ ông chỉ nặng 29kg. Với 2 sào ruộng cho người ta cấy thuê, mỗi tháng ông có 5 kg thóc để sống qua ngày. Bệnh nhân mắc lao mà không điều trị như ông Khánh không phải là trường hợp hiếm gặp tại nước ta.

Nước ta có tỷ lệ dân số bị nhiễm lao cao, lên tới 44% dân số, trong đó bệnh nhân lao phổi mỗi năm có khoảng 70.000 người. Sở dĩ số người mắc lao ngày một đông dù đã có cả một chương trình chống lao quốc gia phòng chống căn bệnh này là do sự chậm trễ trong phát hiện và điều trị bệnh. Ngoài yếu tố kinh tế, nhiều người còn có tâm lý e ngại, lo sợ mọi người biết mình bị bệnh lao.

Điều này làm cho căn bệnh dễ chữa này thành khó chữa. Hầu hết các trường hợp mắc lao đều chữa khỏi dễ dàng nếu bệnh nhân đến điều trị sớm, bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác và kê đơn thích hợp nhưng vì nỗi sợ hãi và xấu hổ liên quan đến bệnh lao làm cho việc chữa trị càng trở nên khó khăn.

Ngoài ra, có bệnh nhân bị bệnh nhưng chữa trị không đúng cách, tự ý ngưng điều trị giữa chừng, hay trong quá trình điều trị được bác sĩ tư vấn là phải ăn riêng bát, riêng đũa nhưng không tuân thủ, gây nhiễm chéo trong gia đình, cộng đồng khiến việc điều trị rất phức tạp. Người giàu cũng nhiễm lao Bệnh lao là một bệnh xã hội, đường lây truyền chủ yếu của vi khuẩn lao là đường không khí, đường xâm nhập vào cơ thể của vi khuẩn lao qua đường hô hấp. Chính vì vậy, bệnh lao không có ranh giới giàu nghèo, dù bệnh lao liên quan đến nghèo đói, thiếu ăn và điều kiện sống đông đúc, chật chội, người nghèo mắc lao cao hơn 2,5 lần so với nhóm người không nghèo.

Ở một đất nước mà tỷ lệ mắc lao cao, mỗi người dân cũng dễ có vi khuẩn lao tiềm ẩn trong cơ thể, chưa phát ra vì có một hệ thống miễn dịch tốt. Nhưng khi hệ thống miễn dịch yếu đi, đó là thời điểm chín muồi để bệnh lao thật sự bùng phát. Trên thực tế, có những người không nghèo cũng bị lao.

Theo điều tra, trên 40% người VN đã nhiễm lao, tức là đã nhiễm lao nhưng chưa thành bệnh. Lao lây truyền qua tiếp xúc và có thể lây lan qua không khí như các bệnh cảm cúm. Khi người nhiễm có vi khuẩn lao trong phổi ho, hắt hơi, cười, khạc nhổ hay hát hò, vi khuẩn sẽ “bắn” vào không khí và có thể bị người khác hít phải. Thật may mắn là không phải tất cả những người bị nhiễm lao này đều phát bệnh.

Trong một số trường hợp, các vi khuẩn này hiện diện trong cơ thể nhưng không “nhân bản”. Khi hệ miễn dịch của cơ thể kém đi, hoặc đến tuổi trung niên, người nhiễm lao mắc thêm các bệnh lý mãn tính như cao huyết áp, tiểu đường…, giảm sức đề kháng là vi khuẩn lao có cơ hội trỗi dậy.

nhiễm lao có HIV

Ngoài ra, theo TS Phạm Quang Tuệ, BV Lao - bệnh phổi TƯ: Ngày càng nhiều người bị nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn AIDS đã mắc lao. Virus HIV gây suy giảm miễn dịch ở người sẽ tạo điều kiện cho cơ thể mắc các bệnh nhiễm khuẩn, điển hình là bệnh lao. Một số bệnh nhân nhiễm lao có HIV sợ bị kỳ thị khi đi khám bệnh, vì thế, đa phần người mắc muốn giấu bệnh, không đến cơ sở điều trị làm cho bệnh tình càng trầm trọng hơn. Tâm lý này là mối họa tiềm ẩn gia tăng nguy cơ lây nhiễm lao trong cộng đồng. Các bác sĩ khuyến cáo: Khi có các dấu hiệu của bệnh lao, có những dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh lao phổi: sốt nhẹ về chiều, mệt mỏi, gầy sút chán ăn, ho khạc đờm kéo dài trên 2 tuần, có thể kèm theo: đau tức ngực, khó thở, ho ra máu... người bệnh cần tới cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị sớm. Không nên vì tâm lý e ngại, sợ ghẻ lạnh của mọi người mà giấu bệnh vì điều đó không chỉ gây nguy hiểm tới tính mạng, mà còn tăng nguy cơ lây nhiễm cho mọi người.

Hiện VN xếp thứ 12 trong 22 nước có số bệnh nhân lao nhiều nhất thế giới, xếp thứ 14 trong 27 nước có gánh nặng bệnh lao đa kháng Thu*c cao trên toàn cầu. 1/3 dân số thế giới nhiễm lao, trong đó trên 95% số mắc thuộc các nước đang phát triển. Trung bình 10 giây có một người ch*t do lao, 98% số người ch*t do lao thuộc các nước nghèo. Một bệnh nhân lao phổi không được điều trị mỗi năm làm lây bệnh cho 10-15 người. (PGS.TS Đinh Ngọc Sỹ - Chủ nhiệm Chương trình chống lao quốc gia).
Theo Thượng Am - Báo Văn hóa
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-gan-mot-nua-dan-so-viet-nam-nhiem-lao-10094.html)
Từ khóa: nhiễm lao

Chủ đề liên quan:

dân số nhiễm lao

Tin cùng nội dung

  • Các dẫn xuất Rifamycin, dung để điều trị lao hoạt động, có sự tương tác với Thu*c kháng retrovirus do đó cần phải chỉnh liều. Điều trị lao hoạt động có hiệu quả tương tư để xóa bỏ nhiễm lao
  • Trung bình mỗi năm dân số Thủ đô dự kiến tăng thêm khoảng 200.000 người, tương đương một huyện lớn. Dân số Hà Nội tăng nhanh ở cả nội thành và ngoại thành, nhưng tăng mạnh nhất là ở những quận có các khu đô thị mới.
  • Bệnh lao thường gây những triệu chứng và tổn thương ở đường hô hấp nhưng nếu điều trị không đúng cách hoặc không được phát hiện có thể gây nhiễm trùng cơ quan Sinh d*c và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
  • Đại học Ilia (ISU) ở Georgia, Mỹ vừa công bố một nghiên cứu gây tranh cãi: một nửa dân số thế giới, ở cả hai giới mang gene đồng tính, hay còn gọi là gene đồng tính luyến ái, nhất là những gia đình đông con.
  • Theo dự đoán của Hội Tim mạch Thế giới, đến năm 2017, Việt Nam sẽ có khoảng 20% dân số mắc bệnh về tim mạch và THA.
  • Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định giao chỉ tiêu thực hiện bao phủ bảo hiểm y tế (BHYT) giai đoạn 2015 – 2020 cho Ủy ban nhân dân 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Theo đó, đến năm 2020, có 84,3% dân số tham gia BHYT.
  • Mặc dù bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) là 2 chính sách quan trọng của hệ thống an sinh xã hội, được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm...
  • Nhiều bệnh nhân nhiễm lao đa kháng Thuốc nhưng không đồng ý điều trị, trở thành nguồn lây nhiễm nguy hiểm cho cộng đồng.
  • Tổng Cục Dân số KHHGĐ và tổ chức phi chính phủ Marie Stopes International tại Việt Nam (MSIVN) đã ký kết một thỏa thuận hợp tác thực hiện Dự án Tăng cường tiếp cận bền vững dịch vụ kế hoạch hóa gia đình và chăm sóc sức khỏe sinh sản chất lượng tại Việt Nam.
  • Lao là bệnh hô hấp có khả năng lây lan mạnh. Nếu làm việc gần bệnh nhân lao, hãy đeo mặt nạ chuyên dụng để bảo vệ. Bệnh nhân cũng cần đeo mặt nạ và được tách biệt với những bệnh nhân khác. Việc ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc và tập thể dục thường xuyên cũng giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh và giảm nguy cơ mắc bệnh lao.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY