Hô hấp hôm nay

Kết quả test âm tính có chắc chắn là em không bị nhiễm lao?

Mấy hôm trước em thấy sốt buổi chiều, đi khám lại thì chụp Xquang và test nhanh kháng thể kháng lao âm tính.

Thưa bác sĩ,

Em năm nay 21 tuổi, em có tiền sử bị bệnh lao năm 16 tuổi và đã được chữa khỏi. Từ tháng 2 đến nay em có ra đờm vàng nhưng không ho, chỉ khi nào có đờm thì mới phải cố ho để ra đờm, em có chụp Xquang và khám ở bác sĩ chuyên khoa Lao vào tháng 2, nhưng vẫn không hết ra đờm […].

Em cảm thấy sốt đột ngột buổi chiều nên đến ngày 25/4 em đi khám lại thì bác sĩ có cho em chụp Xquang và test nhanh kháng thể kháng lao. Kết quả chụp Xquang em có đám mờ không thuần nhất ở hạ đòn phổi phải, kỹ thuật viên kết luận: TD Lao phổi. Kết quả test lại âm tính. Bác sĩ khám phổi cho em thì không nghe tiếng ran và nói là phổi tốt.

Sau đó, em tái khám và bác sĩ cho em chụp X-quang, test nhanh kháng thể kháng lao, và xét nghiệm TB máu. Kết quả chụp Xquang và test thì vẫn như vậy, kết quả xét nghiệm máu như sau ạ […]:

Hiện tại em đang tạm trú ở thành phố ở TPHCM thì nếu em bị lao em có được điều trị ở đây không hay em phải về quê điều trị ạ? Em đang trong thời gian thực tập và thi tốt nghiệp nên rất lo và cũng rất buồn.

Em không biết kết quả test âm tính có chắc chắn là em không bị nhiễm lao không? Em mong nhận được sự tư vấn của các bác sĩ, em xin chân thành cảm ơn!

(Tuấn Anh - TPHCM)

Chào Tuấn Anh,

Hiện tại bệnh của em có những vấn đề cần chú ý như sau:

- Kết quả chụp xquang em có đám mờ không thuần nhất ở hạ đòn phổi phải,

- Ho kéo dài trên 2 tuần, kèm sốt về chiều, ra mồ hôi trộm ban đêm

- Tiền sử bị bệnh lao lúc 16 tuổi đã được điều trị khỏi.

Đây là những chi tiết mà các thầy Thu*c khi khám cho em, sẽ hướng đến chẩn đoán bệnh của em làlao phổi tái phát. Xét nghiệm mà em cần phải làm tiếp là xét nghiệm soi đàm trực tiếp hay nuôi cấy đàm để tìm vi khuẩn lao.

Việc lấy đàm đúng cách là điều rất quan trọng để xét nghiệm trên có chính xác, em cần sự tư vấn của nhân viên y tế phường (xã) hay nhân viên khoa lao quận (huyện) nơi em tạm trú.

Em có thể đến khám tại BV Phạm Ngọc Thạch để làm các xét nghiệm trên.

Trong trường hợp bệnh của em tái phát, mặc dù em chỉ tạm trú ở TPHCM, nhưng theo quy định của Chương trình chống lao quốc gia, em vẫn được cấp Thu*c điều trị lao miễn phí tại khoa lao hay trạm y tế phường (xã) - nơi mà em đang tạm trú, em cứ yên tâm em nhé!

Chúc em mau khỏi bệnh!

BS-CK1 Nguyễn Minh Thu - AloBacsi.vn

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/ket-qua-test-am-tinh-co-chac-chan-la-em-khong-bi-nhiem-lao-n83609.html)

Tin cùng nội dung

  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Lao là bệnh hô hấp có khả năng lây lan mạnh. Nếu làm việc gần bệnh nhân lao, hãy đeo mặt nạ chuyên dụng để bảo vệ. Bệnh nhân cũng cần đeo mặt nạ và được tách biệt với những bệnh nhân khác. Việc ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc và tập thể dục thường xuyên cũng giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh và giảm nguy cơ mắc bệnh lao.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY