PGS.TS Phạm Ngọc Thạch, Giám đốc Bệnh viện Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư cho biết, ngoài 4 bệnh nhân nặng đang có những dấu hiệu tiến triển tốt có thêm 1 ca bệnh nặng.
Bệnh nhân 161, 88 tuổi, được chuyển từ Khoa Thần Kinh (Bệnh viện Bạch Mai) sang khoa Cấp cứu (Bệnh viện Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư). Bệnh nhân này trước có tiền sử khỏe mạnh nhưng đột ngột đau đầu, hôn mê nên được chuyển từ bệnh viện ở tỉnh Hưng Yên lên Bệnh viện Bạch Mai.
Tại khoa Thần kinh (Bệnh viện Bạch Mai) bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị xuất huyết não. Trong quá trình điều trị tại đây bệnh nhân nằm cạnh giường một bệnh nhân, sau này bệnh nhân đó được xác định mắc COVID-19. Bệnh nhân 161 bị lây SARS-CoV-2 từ bệnh nhân cùng phòng. Sau đó được chuyển đến khoa Cấp cứu (Bệnh viện Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư). Tại đây kết quả chụp CT cho thấy xuất huyết đồi thị chụp CT phổi có tổn thương 1 chút phổi trái.
Ngày 28/3 xu hướng tổn thương phổi tăng hơn, hôm qua (2/4) bệnh nhân phải thở oxy sau đó mở nội khí quản và chuyển lên khoa Hồi sức tích cực. Hiện tại bệnh nhận đang được duy trì Thu*c an thần, dãn cơ. Xét nghiệm bệnh phẩm cho kết quả vẫn dương tính. Ngoài ra bệnh nhân còn có men gan tăng nhẹ, X.quang phổi xấu hơn ngày 1/4.
Trao đổi tại buổi hội chẩn, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ: “Chúng ta đã có kinh nghiệm nên cứ có 1 ca bệnh chưa xác định được rõ thì coi đó là ổ dịch tiềm năng. Cùng với đó, chúng ta đã có quy trình truy vết tìm các trường hợp cách ly suốt mấy chục ngày nay vì vậy khi xảy ra vụ việc ở Bệnh viện Bạch Mai chúng ta không bỡ ngỡ.
Điều đáng tự hào là Việt Nam giữ được số ca nhiễm thấp hơn rất nhiều so với đánh giá ban đầu của các chuyên gia thế giới. Điều quan trọng là chúng ta chưa có ca Tu vong. Việc điều trị khỏi hết các bệnh nhân, đặc biệt là các ca bệnh nặng để không có Tu vong. Đó không chỉ là cứu sống một con người mà còn là điều mong mỏi, tự hào của ngành y tế và củng cố niềm tin của cả đất nước”.
Theo báo cáo của Bệnh viện Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư, hiện khoa Hồi sức tích cực của viện này đang điều trị 5 bệnh nhân nặng. Trong đó, 3 ca đã có những tiến triển tích cực, được rút máy thở. Hai bệnh nhân người Anh đã âm tính SARS-CoV-2 nhiều lần. Người còn lại là nam bệnh nhân số 50, người Việt Nam, đã cắt sốt, dễ chịu hơn, ăn ngon hơn. Trong 2 nữ bệnh nhân còn lại có bác gái bệnh nhân 17, vẫn phải chạy ECMO (tim phổi nhân tạo), đã âm tính với SARS-CoV-2 nhiều lần.
Tới sáng 3/4, Việt Nam đã ghi nhận 233 người mắc COVID-19, 85 ca đã khỏi bệnh (bao gồm 16 ca đã xuất viện từ đợt 1). Trong số 148 ca đang điều trị, phần lớn đều được kiểm soát tốt tình trạng lâm sàng. 4 nhân viên y tế mắc COVID-19 cũng có diễn biến tích cực.
Đối với công tác điều trị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam mong muốn đội ngũ y bác sĩ đồng sức, đồng lòng, cố gắng tập trung tối đa để điều trị bệnh nhân COVID-19, không để diễn biến nặng, hạn chế tối đa trường hợp Tu vong.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung thông tin, ở Pháp có 85 triệu dân có 17.000 máy thở, chia trung bình 5 triệu dân có 1.000 máy thở; ở Đức 1,7 triệu dân có 1.000 máy thở; nhưng ở Hà Nội 8 triệu dân chỉ có 300 máy thở, nếu dịch bùng phát sẽ là đại họa.
Những bệnh nhân nhiễm Covid-19 nặng, mắc hội chứng suy hô hấp cấp tính, cần phải nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt. Họ sẽ ch*t nếu không có máy thở.
Một cụ ông 90 tuổi ở phường Bãi Cháy, TP. Hạ Long (Quảng Ninh) đã tự nguyện mang tặng 1 máy thở cho UBND phường để phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Chủ đề liên quan:
bệnh nhân bệnh nhân dương tính ca bệnh nặng covid 19 dịch COVID 19 dương tính dương tính virus Hội Đồng Chuyên Môn máy thở phó thủ tướng vũ đức đam SARS CoV virus SARS Virus SARS Cov 2