Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Một số bài Thuốc trị cảm mạo

Cảm mạo là bệnh lý do phong hàn xâm nhập vào cơ thể gây bệnh, giai đoạn chuyển mùa hay mắc các chứng bệnh này.

Biểu hiện của bệnh cảm mạo

Người bệnh thường có các biểu hiện như: Sợ lạnh, phát nhiệt nhẹ, không có mồ hôi, đầu đau, khớp xương mỏi đau, mũi tắc, tiếng nói nặng, thường chảy nước mũi xanh, ngứa họng, ho, ho ra đờm dính, dây mỏng màu trắng, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù hoặc phù khẩn.

Phép trị

Tân ôn giải biểu, tuyên phế tán hàn.

Y học cổ truyền thường dùng các phương pháp xông kết hợp đồ ăn giải cảm để trị chứng cảm mạo phong hàn.

1. Xông bằng thảo dược

Các loại lá xông trị cảm mạo.

Công thức bài Thuốc xông bao gồm:

- Kháng viêm: Các loại Thuốc có tính kháng viêm cao, để diệt khuẩn, làm khô se niêm mạc như tỏi, gừng, ớt, hành…

- Tinh dầu thơm để khai khiếu như bạc hà, hương nhu, long não, cúc tần, lá xả, lá bưởi…

- Thuốc làm ấm bì phu (da lông) ngăn ngừa bệnh không nặng hơn và cảm giác đỡ sợ lạnh, sợ gió như gừng, hồi, quế…

Gừng, hồi, ớt... làm ấm phụ bì (da lông).

Xông trong phòng kín, có thể chùm chăn cho kín để hơi Thuốc và hơi nóng phát huy tác dụng, tránh gió lùa.

Xông xong ăn cháo hành muối, đắp chăn, tránh gió.

2. Thuốc uống trong

Bài 1: Viên khung chỉ

Bạch chỉ - vị Thuốc chữa cảm mạo.

Gồm: Xuyên khung, bạch chỉ, cam thảo, hương phụ.

Liều lượng bằng nhau, tán nhỏ thành bột, ngày uống 3 lần, sau ăn cơm 15 đến 30 phút, Thuốc dùng khi hết cảm mạo là dừng ngay, không dùng cho phụ nữ có thai.

Bài 2: Thuốc nam

Lá tía tô 30g, lá kinh giới 30g, lá bạc hà 30g, gừng tươi 3 lát, cam thảo đất 20g, rễ địa liền 10g.

Tất cả làm một thang, sắc uống ngày 2 bát trước ăn 30 phút.

Uống Thuốc xong, ăn bát cháo hành muối, đắp chăn cho ra mồ hôi là khỏi,

Kiêng thức ăn sống lạnh, kiêng thịt gà, thịt ếch, kiêng tắm lạnh, tránh gió.

ThS.BS. Nguyễn Quang Dương (Phụ trách khoa Ung bướu Bệnh viện Tuệ Tĩnh)

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/mot-so-bai-thuoc-tri-cam-mao-n198555.html)
Từ khóa: cảm mạo

Chủ đề liên quan:

cảm mạo

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Lá cây dâu tằm còn có tên tang diệp. Theo Đông y, lá dâu vị đắng ngọt, tính hàn; vào phế và can; Có tác dụng phát tán phong nhiệt...
  • Kinh nghiệm về phương pháp không dùng Thu*c của nền y học dân tộc Việt Nam rất phong phú. Theo các tài liệu để lại thì Tuệ Tĩnh đã tổng kết những kinh nghiệm điều trị không dùng Thu*c, trong đó có môn đánh gió để chữa cảm mạo.
  • Kinh giới còn gọi kinh giới tuệ, khương giới, giả tô, là một loại rau gia vị được trồng nhiều và phổ biến ở nước ta.
  • Theo y học cổ truyền, đẹn ba lá có vị cay đắng, tính hơi hàn, vào 3 kinh can, phế và bàng quang.
  • Hoắc hương, tên khoa học là Poyostemon cablin (Bl) Benth. Bộ phận dùng làm Thu*c của hoắc hương là cả cây...
  • Theo y học cổ truyền, chàm lá to có vị đắng nhạt, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát máu, tiêu ban mẩn, cầm máu...
  • Sau đây là các bài Thuốc của PGS TS Vũ Nam, Phó Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương.
  • Không phải ai cũng hiểu đúng về nhân sâm và không phải bệnh nào cũng dùng được vị Thu*c này.
  • Theo y học cổ truyền, lá dứa gai có vị đắng cay, thơm, có tác dụng sát khuẩn, hạ nhiệt làm long đờm, lợi niệu.Dứa gai còn có tên là dứa dại, dứa gỗ. Là loại cây nhỏ, cao 1 - 2m, thân có rễ phụ dài. Lá mọc tập trung ở ngọn, hình dải hẹp, cứng, mép và gân giữa có gai cứng. Cụm hoa gồm hoa đực và hoa cái. Quả to khi chín màu vàng.
  • Bài Thu*c dân gian điều trị bệnh Cảm mạo
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY