(MangYTe) Cứ đến ngày Tết Hàn Thực, chúng ta lại chuẩn bị làm bánh trôi, bánh chay như là một nét đẹp truyền thống đã ăn sâu vào tiềm thức người Việt.
Tết Hàn Thực mang nét đẹp văn hóa đặc biệt của dân tộc Việt Nam. Vào ngày mùng 3 tháng 3 hàng năm, Tết Hàn thực của người Việt diễn ra với ý nghĩa hướng về cội nguồn, tưởng nhớ công lao của những người đã khuất.
Những điều kiêng kỵ trong ngày này
Theo guồn gốc Tết Hàn thực được du nhập từ Trung Hoa thì họ kiêng đốt lửa nhưng ở Việt Nam thì mọi việc nấu nướng vẫn được thực hiện bình thường. Thay vào đó, bánh trôi bánh chay được người Việt dùng với ý nghĩa tượng trưng đó là những thức ăn nguội – hàn thực. Những ngày đầu tháng 3 âm này, người dân thường kiêng ăn mặn (không ăn sinh mạng chúng sinh), đặc biệt trong 3 ngày từ 3-5/3 âm, nhiều gia đình thường ăn chay.
Chúng ta tin rằng vì vong linh của người thân vẫn còn tồn tại theo sát người ở trên trần gian nên việc di chuyển nhà cửa cũng có ảnh hưởng tới “vong linh” người đã khuất. Nên thời gian đầu tháng 3 âm là tháng thanh minh có liên quan đến người ch*t nên hạn chế việc chuyển nhà.
Tết Hàn thực là phong tục cổ truyền của Việt Nam?
Nói đến nguồn gốc ngày này, nhiều người cho rằng Tết Hàn thực bắt nguồn từ Trung Quốc theo câu chuyện ly kỳ về Giới Tử Thôi. Tuy nhiên, lại có ý kiến cho rằng đây chính là phong tục cổ của An Nam từ xưa. Điều này được Phật Hoàng Trần Nhân Tông (1258 - 1308) khẳng định trong một bài thơ kèm theo mâm bánh biếu sứ giả nhà Nguyên Trương Hiển Khanh (tên là Lập Đạo) sang Việt Nam năm 1292. Bài thơ như sau: "Giá chi vũ bãi thí xuân sam/Huống trị kim triêu tam nguyệt tam/Hồng ngọc đôi bàn xuân thái bính/Tòng lai phong tục cựu An Nam". Dịch rằng: "Múa giá chi rồi, thử áo xuân/Hôm nay Hàn thực, buổi thanh thần/Bánh rau tinh khiết đầy mâm ngọc/Phong tục An Nam theo cổ nhân" - Biếu Trương Hiển Khanh bánh xuân (Trần Lê Văn dịch). Bài thơ giọng điệu trang nhã, vừa rất ân cần với khách vừa ý tứ sâu xa.
Tết Hàn thực có phải là Tết Thanh minh?
Đầu tháng 3, thời tiết chuyển mùa Xuân sang Hè, để đánh dấu giai đoạn chuyển mình người ta làm Tết Hàn thực để thờ cúng đất trời, tổ tiên. Cũng vào dịp này, mọi người dù đi đâu, ở đâu cũng đều trở về để tảo mộ, sum họp những ngày Thanh minh. Do đó, nhiều người cho rằng Tết Hàn thực chính là Tết Thanh minh. Tuy vậy, theo tìm hiểu, Tết Hàn thực mùng 3/3 (Âm lịch) và Tết Thanh minh là hai dịp khác nhau hoàn toàn. Theo đó, Tết Thanh minh là khoảng thời gian bắt đầu từ khoảng ngày 4 hay 5 tháng 4 khi kết thúc tiết Xuân phân và kết thúc vào khoảng ngày 20 hay 21 tháng 4 trong lịch Gregory theo các múi giờ Đông Á khi tiết cốc vũ bắt đầu. Ví dụ Tiết Thanh Minh năm 2018 bắt đầu từ ngày 5/4 dương lịch (20/2 âm lịch, thứ Năm) và kết thúc vào khoảng ngày 20/4 (5/3 âm lịch, thứ Sáu) khi tiết Cốc vũ bắt đầu, còn
Tết Thanh Minh 2018 vào ngày sẽ là ngày 5/4/2018. Ở nhiều vùng, trong dịp Tết Thanh minh, các dòng họ họp nhau lại đi tảo mộ và làm cỗ ăn uống, phát phần thưởng khuyến học, cho con cháu nhận mặt họ hàng. Nhưng cũng có những vùng không ăn Tết Thanh minh mà chỉ ăn Tết Hàn thực mùng 3/3, còn việc tảo mộ thì làm vào cuối năm hoặc vào dịp giỗ tổ họ.
Kathy NguyễnCách làm bánh trôi nhiều màu sắc cực hấp dẫnThưởng thức bánh trôi nước không còn chỉ dành riêng cho Tết Hàn Thực