Dinh dưỡng hôm nay

Một vài cấm kỵ khi ăn gan lợn

Khi ăn gan lợn cần phải chú ý một số điều cấm kỵ để tránh gây rắc rối cho sức khỏe của bạn.

  Gan lợn là thực phẩm giàu vitamin A và chất sắt. Trong 100g gan lợn có 25mg sắt do đó, đây là món ăn có tác dụng chữa trị và phòng chống thiếu máu rất tốt.

     Tuy nhiên, gan cũng là nơi tập trung các chất cặn bã gây hại sức khỏe. Các ký sinh trùng như sán lá cũng thường trú ngụ ở bộ phận này. Ngoài ra, ở những con lợn bị viêm gan hoặc ung thư, gan sẽ chứa nhiều virus và độc tố gây bệnh.

     Vì vậy, khi ăn gan lợn cần phải chú ý một số điều cấm kỵ để tránh gây rắc rối cho sức khỏe của bạn.

     1. Trước hết, tuyệt đối không được ăn quá nhiều gan lợn. Hàm lượng cholesterol trong gan lợn rất cao. Nếu ăn quá nhiều trong một lần, lượng cholesterol nạp vào cơ thể nhiều quá sẽ gây ra các bệnh như xơ vữa động mạch và làm bệnh tim nặng hơn, do đó những người mắc bệnh huyết áp cao hoặc tim mạch vành nên hạn chế ăn gan lợn.

     2. Thứ hai, cấm ăn gan lợn cùng với vitamin C. Bởi vì hàm lượng nguyên tố đồng trong gan lợn khá cao, nó có thể kết hợp với vitamin C, khiến vitamin C mất đi chức năng ban đầu. Ví dụ, bạn không nên xào gan lợn với giá đỗ. Vì trong giá đỗ có rất nhiều vitamin C, khi xào chung hai loại thực phẩm này với nhau, vitamin C trong giá đỗ sẽ bị oxy hóa hết và giá đỗ lúc này gần như không còn chất dinh dưỡng.

     3. Thứ ba, không ăn gan lợn chưa qua chế biến. Do gan lợn là cơ quan chủ yếu giải độc cho cơ thể lợn, cho nên bên trong chúng còn sót lại rất nhiều chất độc. Hơn nữa thức ăn hàng ngày của lợn tuy cũng qua chế biến, nhưng thỉnh thoảng vẫn còn lưu lại nhiều chất độc, cho nên khi ăn gan lợn tốt nhất phải xử lý chúng thật kĩ. Bạn có thể ngâm gan lợn trong nước muối khoảng 10 phút rồi mới chế biến, thậm chí có thể phải ngâm trong nước muối trên nửa tiếng đồng hồ, như vậy mới có thể để phân hủy được phần nào các chất độc.

     Bạn cần rửa thật sạch loại thực phẩm này, bóp sạch máu đọng, nấu chín hẳn mới được ăn. Gan lợn nấu quá nhanh sẽ không thể giết ch*t các loại vi khuẩn và trứng ký sinh trùng trong gan, do đó, cần chế biến gan chín kĩ trước khi ăn.

     Bạn có thể kết hợp gan lợn với cà rốt. Cà rốt chứa nhiều caroten, trong đó hàm lượng của betacaroten nhiều nhất, vào cơ thể betacaroten được gan và ruột non phân giải thành vitamin A. Ngoài ra caroten có tác dụng quan trọng trong phòng ngừa ung thư đặc biệt là ung thư phổi, dạ dày, da, miệng... giúp tăng cường miễn dịch, phòng ngừa bệnh tim mạch và đục thủy tinh thể. Do đó bạn kết hợp gan và cà rốt là 2 loại thực phẩm rất tốt và cần thiết cho cơ thể.

     4. Không xào gan lợn với giá đỗ, rau cần

     Nhiều người rất thích ăn gan lợn xào với giá đỗ. Và ngay cả các quán ăn bình dân, món ăn này cũng được nhiều chủ quán chế biến cho thực khách.

     Nhưng các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, đây là thực phẩm kiêng kị và bạn cần loại bỏ ngay sai lầm này. Bởi trong giá đỗ có rất nhiều vitamin C, nếu ta xào lẫn hoặc ăn gan lợn với giá đỗ cùng một lúc hoặc trong thời gian gần nhau sẽ làm vitamin C bị oxy hoá và món ăn sẽ không còn chất dinh dưỡng.

     Ngoài ra không nên nấu gan động vật chung với rau cần, rau mùi, cải xoăn. Lý do là trong gan động vật, hàm lượng đồng, sắt và một số nguyên tố kim loại khác khá cao. Các ion kim loại rất dễ làm cho vitamin C có trong loại rau, củ, quả này bị ôxy hóa và mất hết công hiệu. Ngoài ra loại rau, củ, quả này chứa nhiều chất cellulose và acid oxalic khi ăn kèm gan động vật sẽ gây rối loạn quá trình hấp thụ sắt của cơ thể.

     Gan lợn cũng không nên cho xúp lơ vào. Trong xúp lơ chứa nhiều chất xơ, một chất xơ có thể kết hợp với các nguyên tố vi lượng như sắt, đồng, kẽm trong gan heo, giảm thấp sự hấp thu của cơ thể đối với những nguyên tố vi lượng này.

     Trong các bữa cơm hàng ngày, ăn gan lợn rất tốt cho sức khỏe, bởi vì nó thuộc một trong những thực phẩm bổ máu, hơn nữa trong gan còn chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng… có thể giúp cơ thể điều tiết chức năng hệ thống máu và giảm tình trạng thiếu máu, thậm chí có thể phòng ngừa bệnh thiếu máu do thiếu sắt hoặc còi xương… Nhưng để tốt cho sức khỏe, bạn đừng bỏ qua những lưu ý trên nhé.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5c3e976e76801b49de23000e)

Tin cùng nội dung

  • Thịt dê là loại thực phẩm thuộc hàng đặc sản, vốn được coi là cứu cánh cho bản lĩnh phòng the của quý ông. Tuy vậy ăn thịt dê cần lưu ý một số điều cấm kỵ kẻo lợi bất cập hại.
  • Nhiều người thường chan canh vào cơm hoặc vừa ăn vừa uống. Các chuyên gia khuyến cáo, đây là thói quen xấu, cần phải loại bỏ ngay.
  • Người mắc bệnh tiểu đường, tăng mỡ máu, cao huyết áp hay bệnh mạch vành cần thận trọng khi dùng bánh nướng, bánh dẻo.
  • Gan lợn là món ăn lý tưởng để bổ dưỡng cơ thể, chữa chứng thiếu máu do thiếu sắt và thị lực giảm sút, Đông y gọi là có công dụng “dưỡng huyết, minh mục”.
  • Theo dân gian, tháng 7 âm lịch là tháng cô hồn, do vậy, ngoài việc sắm lễ cúng, người ta còn truyền tai nhau rất nhiều điều nên kiêng kỵ trong tháng cô hồn này.
  • Thủy hải sản là món ăn ngon, giàu đạm, dễ tiêu, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên nó lại tiềm ẩn nguy cơ gây các bệnh nguy hiểm như giun sán, dị ứng và ngộ độc.
  • Ăn quá nhiều vào bữa sáng làm cơ thể buồn ngủ và lười hoạt động. Ăn thức ăn với nước trái cây hoặc nước sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa.
  • Tôi rất thích ăn cua biển nhưng không hiểu sao lần nào ăn cũng bị đau bụng. Có phải tôi bị dị ứng với cua không?
  • Từ nhỏ đến lớn em vẫn ăn được thịt gà và hải sản, nhưng khoảng 3 tháng nay em lại bị ngứa khi ăn hai thứ này.
  • Sau khi ăn no nếu lao động nặng, lượng thức ăn chưa kịp tiêu hóa có thể bị đẩy xuống phía dưới, làm dạ dày phải căng ra và lâu dần bị sa dạ dày.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY