Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Nắng lên nhiều người có cách uống nước rau má giải nhiệt sai lầm

MangYTe - Rau má giải nhiệt, tiêu viêm và chữa nhiều bệnh khác, nhưng ăn uống lạm dụng, sai cách thì rau tốt trở thành có hạị.

Sai lầm khi uống nước rau má thay nước lọc

Theo Lương y Quốc gia Phạm Anh Đào (Viện y học cổ truyền Quân đội), có tính hàn (lạnh), tân (cay), khổ (đắng), có tác dụng dưỡng âm, thanh nhiệt, nhuận gan, giải độc, lợi tiểu... nên hay dùng để bồi bổ cơ thể, sát trùng, chữa mụn nhọt, rôm sảy, khí hư… Vì nó là rau ăn, cũng là thảo dược chữa bệnh, lại giàu vitamin, khoáng chất... rất tốt cho tiêu viêm, giải nhiệt... mà ăn uống thoải mái hàng ngày. Nhưng cái gì tốt mà lạm dụng thì lại trở thành có hại.

Rau má được thầy Thu*c Đông y coi là "tiên dược" trời ban, giúp cơ thể luôn tươi trẻ và khoẻ mạnh. Nhưng không phải cứ thấy thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm... là dùng uống hàng ngày tới mức lạm dụng có thể làm tụt huyết áp, không tốt cho máu, gan nếu uống nhiều.

Một số người đã thích vị đăng đắng nhặm nhặm của hàng ngày, thậm chí có người uống thay nước lọc (khoảng 2 lít/ngày) - như thế không hề tốt bởi nhẹ sẽ bị đầy bụng, đi ngoài (nhất là người hay bị lạnh bụng, thân nhiệt thấp). Nặng hơn sẽ bị tăng cholesterol, nhức đầu, mất ý thức thoáng qua, giảm khả năng mang thai và tăng nguy cơ sảy thai...

Một số người còn sai lầm cho rằng rau má có tính nên uống khi nóng bụng, bụng bị óc ách do ăn đồ khó tiêu – nhưng chữa nóng bụng do khó tiêu bằng rau má hoàn toàn không có cơ sở khoa học.

Việc cho đường kính trắng vào có thể sẽ dẫn đến rối loạn tiêu hóa, vì rau má có tính hàn. Nếu muốn chỉ nên cho nước dừa, đường thốt nốt…

Phụ nữ đang mang thai, hay dự định có thai cũng nên dè chừng ăn uống rau má, bởi không mát cho cơ thể, giúp bụng dạ yên ổn khi mang thai – mà là cấm kỵ vì có thể gây nguy hiểm cho thai nhi, hoặc giảm khả năng thụ thai.

Nắng lên nhiều người có cách uống nước rau má giải nhiệt sai lầm - Ảnh 1.

Nước rau má uống lạnh rất ngon miệng. Ảnh minh họa.

Uống nước rau má khi nào là tốt nhất?

Theo Bác sĩ Đông y Nguyễn Văn Phái (Hội Đông y Việt Nam), thời điểm uống nước rau má tốt nhất đó là vào lúc 10 giờ sáng và 13 giờ chiều - bởi khi đó cơ thể cần nhiều nước nhất, uống nước rau má sẽ cung cấp lượng nước, khoáng chất, vitamin cần thiết cho cơ thể vận động tới hết ngày.

Để uống nước rau má đúng cách, tốt cho sức khỏe:

- Mỗi ngày chỉ nên uống khoảng 40g rau má. Sau 1 tháng dùng rau má cần ngừng ít nhất nửa tháng rồi mới ăn uống tiếp.

- Hạn chế ra nắng sau khi ăn uống nhiều rau má vì có hoạt chất phản ứng rất nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, ra nắng có thể bị bất tỉnh.

- Phụ nữ mang thai, cho con bú, bệnh nhân tiểu đường, bệnh gan, đang dùng Thu*c chữa bệnh thì không nên dùng rau má. Nếu muốn dùng cần có ý kiến tư vấn bác sĩ.

- Người bị yếu bụng, hay bị lạnh bụng nếu muốn dùng rau má chỉ nên ăn vài lá, hoặc ăn/uống kèm vài lát gừng sống.

- Ăn uống rau má cần sơ chế sạch, đảm bảo vệ sinh cả đồ dùng và rau để tránh nhiễm khuẩn (vì rau má mọc sát đất, có thể nhiễm vi khuẩn, Thu*c trừ sâu…).

Rau má khá lành tính, sử dụng rất phổ biến và rộng rãi trong cuộc sống, là thực phẩm và cũng là thảo dược... nhưng rau má sẽ trở thành có hại khi lạm dụng, dùng quá nhiều, hoặc dùng lâu dài với triệu chứng mệt, nhức đầu, chóng mặt, có thể bị hôn mê... Vì vậy dùng rau má để chữa bệnh cho người bệnh nên cần tham khảo ý kiến bác sĩ về cách chế biến cũng như liều lượng cần dùng.

Ngọc Hà

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/song-khoe/nang-len-nhieu-nguoi-co-cach-uong-nuoc-rau-ma-giai-nhiet-sai-lam-20200514060543966.htm)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY