Bạn nên biết hôm nay

Những sai lầm khi sơ cứu đuối nước

Đối với người bị đuối nước, việc sơ cứu dưới nước là điều quan trọng đầu tiên nên làm, để đưa nạn nhân ra khỏi tình trạng ngạt.

Mới đây, tại thành phố Hồ Chí Minh, 2 học sinh đã Tu vong khi bị đuối nước ở hồ bơi. Trước đó, nhiều trường hợp đau lòng tương tự xảy ra. Điều đáng quan tâm, là đã có nhiều sai lầm trong việc sơ cứu đuối nước.

1. Trẻ đuối nước ở Việt Nam cao gấp 10 lần các nước phát triển.

Theo thống kê của Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, tỉ suất Tu vong do đuối nước ở nước ta là 8 trên 100000 người trên 1 năm. Đáng chú ý, là tỉ lệ trẻ em đuối nước ở Việt Nam, cao gấp 10 lần các nước phát triển. “Báo cáo toàn cầu về phòng chống T*i n*n thương tích trẻ em”, của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Qũy Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), và Bộ Y tế Việt Nam cho thấy, đuối nước đứng thứ 2 trong 5 nguyên nhân hàng đầu, gây Tu vong ở trẻ em trên thế giới, đứng sau T*i n*n giao thông.

Theo Bác sĩ Đỗ Duy Đạt, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, đuối nước gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng, nặng nhất là nạn nhân sẽ bị Tu vong. Riêng đối với những trường hợp sống sót sau đuối nước, có thể để lại những hậu quả lâu dài về sức khỏe như: tổn thương não, tổn thương hô hấp, thần kinh và tâm lý cho người bị nạn. Theo WHO, 96% số ca Tu vong do đuối nước, xảy ra là đuối nước ngoài chủ ý, có thể phòng tránh, và giảm các hậu quả nghiêm trọng cho người bị nạn, nếu có những biện pháp phòng tránh và sơ cứu kịp thời.

2. Gần 70% số người không biết hô hấp nhân tạo.

Theo một nghiên cứu kiến thức của người dân về đuối nước cho thấy, kỹ năng sơ cứu ban đầu về đuối nước rất thấp, khoảng 69% số người dân không biết gì về sơ cứu ban đầu đuối nước. Đặc biệt, các trường hợp đuối nước thường xảy ra ở cộng đồng (69%), và tại nhà (30%). Một bộ phận không nhỏ những người có kiến thức, thực hành sai lầm về sơ cứu hô hấp, tuần hoàn cho nạn nhân đuối nước như: người thân của nạn nhân không được cứu người đuối nước, mà phải chờ người khác cứu lên bờ, dốc ngược người bị nạn trên vai rồi chạy, không tiến hành hô hấp nhân tạo cho nạn nhân, vân vân. Các biện pháp này kéo dài thời gian, làm thiếu oxy não, gây ra những di chứng ở não, nếu sau này nạn nhân còn sống. Việc thực hiện các kỹ năng sơ cứu ban đầu kịp thời và đúng động tác, không những gia tăng khả năng cứu được mạng sống của người bị nạn, mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho công tác điều trị sau này.

Bác sĩ Đỗ Duy Đạt cho biết, trên thực tế, kiến thức của phụ huynh về những động tác cơ bản, trong cấp cứu hô hấp tuần hoàn như: thông đường thở, hô hấp nhân tạo, xoa bóp tim ngoài lồng ngực, chiếm tỉ lệ rất thấp chỉ 28%. Đặc biệt, trong kiến thức về sơ cứu đuối nước, về thời gian tối thiểu thực hiện cấp cứu hô hấp tuần hoàn, khi nạn nhân không tỉnh, có tỉ lệ rất thấp chỉ có 9,6%. Hầu hết mọi người đều cho rằng, thời gian tối thiểu dưới 20 phút, (tức 67,3%). Thời gian cấp cứu tối thiểu không đủ, sẽ dẫn đến những trường hợp đáng tiếc, như người bị nạn hoàn toàn có thể được cứu sống, nếu tiến hành cấp cứu lâu hơn.

Đối với người bị đuối nước, việc sơ cứu dưới nước là điều quan trọng đầu tiên nên làm, để đưa nạn nhân ra khỏi tình trạng ngạt. Nên có cách hồi sức cơ bản dưới nước, dựa vào mức độ tỉnh táo của nạn nhân. Nếu tỉnh, cần tiếp cận thông qua phương tiện cứu hộ, cụ thể là phao, giữ đầu nạn nhân cao hơn mặt nước, để thông đường thở. Nếu nạn nhân mất ý thức, thì nên hô hấp miệng, ấn tim ngoài lồng ngực trước khi đưa lên bờ. Việc hồi sức cơ bản sau khi đưa nạn nhân lên mặt đất, là đặt nạn nhân nằm ngửa, đầu bằng, (nếu người ngạt còn ý thức, thì nên đặt đầu hơi cao hơn người). Ói là hiện tượng xuất hiện ở khoảng 65% trường hợp, chính vì thế trong quá trình hồi sức, nạn nhân có thể hít thêm dịch ói, làm cản trở động tác hồi sức miệng. Nếu thấy có ói, nên xoay miệng nạn nhân sang một bên, móc chất ói bằng ngón tay. Trong trường hợp nạn nhân ngưng thở, thì phải lập tức hô hấp bằng miệng, để hỗ trợ oxy. Nếu sờ thấy tim ngừng đập, không bắt được mạch, thì phải lập tức xoa bóp tim ngoài lồng ngực, bằng cách dùng bàn tay ấn tim. Nên làm ấm cơ thể nạn nhân, và tuyệt đối không làm giảm thân nhiệt. Việc xử trí tại chỗ, có thể thực hiện ngay khi đưa bệnh nhân lên bờ, hoặc song song trong lúc đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

3. Cách sơ cấp cứu trẻ em bị đuối nước.

Cách tách trẻ em bị đuối nước ra khỏi nước:

Việc tách trẻ em đang bị đuối nước, ra khỏi tác nhân gây đuối nước rất quan trọng, hành động này cần phải được tiến hành thật nhanh chóng, mới có thể tránh được, những hậu quả mang lại với nguy cơ Tu vong cao. Trường hợp trẻ em bị đuối nước trên cạn, hoặc ở những chỗ nước cạn, cần nhanh chóng làm thông thoáng đường thở của trẻ, bằng cách nâng mặt trẻ ra khỏi nước, đồng thời đưa đến chỗ an toàn. Trường hợp trẻ em bị đuối nước ở những chỗ nước sâu, tuyệt đối không được nhảy xuống cứu nạn khi mình không biết bơi, vì có thể người cứu nạn sẽ trở thành nạn nhân tiếp theo sau đó.

Nếu trẻ lớn bị rơi xuống nước gần bờ và chưa bị chìm, có thể quăng phao có buộc dây, ném dây thừng hoặc đưa sào dài để trẻ bám vào, và kéo vào bờ một cách an toàn. Nếu trẻ đang bị chìm ở chỗ nước sâu và xa bờ, người cứu nạn cần nhanh chóng xuống nước để vớt trẻ đưa vào bờ. Công việc này phải tiến hành khẩn trương, mới có hy vọng cứu sống được trẻ bị đuối nước, vì nếu trẻ được cứu vớt trong vòng một phút đầu tiên sau khi bị ngạt nước, có thể cứu sống đến 95% các trường hợp, còn nếu trẻ đã bị chìm xuống nước sau khoảng 5 đến 6 phút, thì chỉ có khoảng 1% cơ hội sống sót. Khi người cứu nạn bơi xuống nước để cứu vớt trẻ bị đuối nước, cần lưu ý đặc điểm là trẻ gặp nạn thường hốt hoảng, giẫy giụa, nên khi thấy có người đến cứu, sẽ cố hết sức túm chặt, và làm cho người cứu nạn cũng bị chìm xuống theo. Vì vậy, người cứu nạn trên tinh thần khẩn trương, cần tìm mọi cách bơi đến cứu vớt trẻ bằng con đường ngắn nhất, nhưng phải cố gắng không để trẻ bị nạn túm chặt lấy mình, với phương pháp bơi vòng ra phía sau, cách trẻ khoảng chừng 2 đến 3 mét, sau đó lặn xuống và lao tới dùng tay phải, giữ chân trái của trẻ ở phía sau dưới khoeo chân, còn tay trái đẩy đầu gối trẻ và xoay lưng trẻ về phía mình. Sau khi xoay được lưng trẻ, có thể thực hiện việc kéo lê trẻ bị đuối nước, bằng 1 trong 3 phương pháp: dùng hai tay xốc nách giữ chặt hai vai trẻ, và bơi bằng hai chân, dùng hai tay giữ chặt hai bên hàm dưới của trẻ, với ngón tay trỏ và ngón tay giữa đặt dưới hàm, ngón tay cái xiết chặt vào mang tai trẻ, giữ cho mũi và miệng trẻ nổi trên mặt nước, bơi bằng hai chân trong tư thế để trẻ nằm ngửa, dùng một tay túm lấy tóc trẻ để kéo, giữ cho mũi và miệng trẻ nhô lên khỏi mặt nước, bơi nghiêng bằng tay còn lại và hai chân. Nếu trẻ bị đuối nước ở trong trạng thái giẫy giụa, người cứu nạn có thể dễ dàng bị trẻ túm lấy, vì vậy, nên áp dụng phương pháp, xoay lưng trẻ về phía mình như đã nêu ở trên, đồng thời luồn một tay vào nách trẻ từ phía sau lưng, và nắm lấy tay bên kia của trẻ, bơi nghiêng bằng tay còn lại và hai chân. Trường hợp trẻ biết bơi, còn bình tĩnh và có khả năng bơi được một chút, động viên và bảo trẻ bám vào vai người cứu nạn, và bơi sấp để đưa trẻ vào bờ.

4. Sơ cấp cứu sau khi đưa trẻ lên bờ an toàn:

Sau khi trẻ em bị đuối nước, được cứu vớt và đưa lên bờ an toàn, nếu trẻ còn tỉnh táo thì nên đặt trẻ nằm với vị trí đầu thấp, nghiêng sang một bên, kiểm tra và lấy dị vật ở trong miệng nếu có, sau đó ủ ấm cho trẻ, trấn an tinh thần và chuyển đến cơ sở y tế nơi gần nhất để tiếp tục theo dõi. Nếu trẻ đã bất tỉnh, thở yếu hoặc ngừng thở, ngừng tim phải tiến hành ngay phương pháp hô hấp nhân tạo, hà hơi thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực, theo đúng kỹ thuật sơ cấp cứu, lưu ý phải cố gắng kiên trì, để đạt được kết quả mong muốn, sau khi trẻ đã hồi tỉnh cần ủ ấm, và chuyển đến cơ sở y tế nơi gần nhất, để tiếp tục theo dõi.

5. Phòng tránh đuối nước cho trẻ em:

Đối với trẻ còn nhỏ, luôn luôn phải có người lớn trông nom, chăm sóc, quản lý chặt chẽ trẻ ở mọi lúc, mọi nơi. Phải thực hiện các biện pháp, tạo ra môi trường an toàn ở chung quanh trẻ như: làm những rào chắn ngăn cách ao nước, hố nước, rãnh nước quanh nhà ở hoặc nơi công cộng, làm các nắp đậy có khóa các dụng cụ chứa nước sinh hoạt trong gia đình, làm cửa chắn, hàng rào, cổng đi ngăn cách khu vực trẻ thường chơi đùa, với những nơi có nguy cơ gây ra đuối nước.

Đối với trẻ lớn hơn, cần hướng dẫn trẻ không chơi đùa ở những nơi gần ao hồ, sông suối, những chỗ có cắm biển báo nguy hiểm, nghiêm cấm trẻ không được tự tổ chức đi bơi, khi không có người lớn đi kèm, nên dạy trẻ học bơi và các kỹ thuật an toàn để bảo vệ khi bơi, đồng thời cũng cần hướng dẫn cho trẻ cách sơ cấp cứu khi bị đuối nước, để sử dụng khi cần thiết. Một vấn đề cũng cần quan tâm ở những vùng, thường hay xảy ra T*i n*n trẻ em bị đuối nước, là phải chuẩn bị sẵn sàng các trang thiết bị, dụng cụ cấp cứu, phương tiện cứu hộ, để ứng phó kịp thời khi có trẻ em bị đuối nước như: phao cứu sinh, dây thừng, ca nô, ghe xuồng cứu hộ, các dụng cụ sơ cấp cứu cá nhân tại gia đình, vân vân.

Thầy Thu*c ưu tú, bác sĩ: NGUYỄN VÕ HINH, NGUYỄN HUYỀN.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-nhung-sai-lam-khi-so-cuu-duoi-nuoc-3096.html)

Tin cùng nội dung

  • Khi sơ cứu bằng gây nôn cho trẻ, người lớn phải lưu ý móc họng trẻ cho khéo, tránh làm xây xát họng trẻ.
  • Bỏng, sặc, ngộ độc là một trong những T*i n*n thường gặp ở trẻ nhỏ. Cha mẹ cần biết một số cách sơ cứu thông dụng khi bé bị T*i n*n
  • Tuyệt đối không ngâm đá lạnh mà chỉ dùng nước sạch bình thường làm hạ nhiệt độ bề mặt da.
  • Khi gặp phải trường hợp nạn nhân bị ngưng tim, ngưng thở, bạn có thể giúp đỡ nạn nhân bằng những động tác sơ cứu
  • (Mangyte) - Khi bị bỏng, việc tự sơ cứu là rất cần thiết. Nhiều trường hợp do sơ cứu sai đã để lại những hậu quả đáng tiếc.
  • (Mangyte) - Khi bị bỏng, lập tức ngâm ngay vào nước lạnh sạch vì nước lạnh là giải pháp tối ưu cho tất cả các trường hợp bị bỏng nặng hay nhẹ.
  • Vừa qua, trong một thời gian ngắn trên địa bàn một số tỉnh như Nghệ An, Đồng Nai, Đăk Lăk, Hà Nội, Nam Định, Quảng Nam và một số tỉnh thành khác liên tục xảy ra tình trạng trẻ đuối nước.
  • Té ngã, ong đốt, phỏng hoặc phản ứng dị ứng đều là những tình huống thường gặp trong mỗi gia đình cũng như trong các cuộc vui ngoài trời. Chính những lúc đó, hộp sơ cứu xách tay là rất cần thiết. Nếu hộp sơ cứu của bạn được trang bị đầy đủ thì với hầu hết các tình huống cấp cứu đơn giản bạn cũng đã có sẵn dụng cụ để xử trí.
  • Bỏng do điện giật có thể có hoặc không có biểu hiện ở ngoài da, nhưng có thể gây ra những thương tích sâu trong các mô dưới da.
  • Sơ cứu người bị sốc do điện giật rất quan trọng đến việc có giữ được tính mạng cho người đó hay không? Mức độ nguy hiểm do điện giật tuỳ thuộc loại
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY