Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Nếu bánh chưng có dấu hiệu này thì tuyệt đối đừng ăn vì có thể chứa chất độc gấp 68 lần asen, gây ngộ độc và ung thư

Bánh chưng là món ăn dễ bị mốc nhất bởi nó là món ăn có độ ẩm cao, giàu dinh dưỡng, là môi trường phù hợp để nấm mốc phát triển.

Nhắc đến bánh chưng là nhắc đến Tết, nó là một món ăn kết tinh từ rất nhiều nguyên liệu tinh túy của trời đất, đó là thịt lợn, gạo nếp, đậu xanh, muối tiêu... tạo thành một món ăn có hương vị độc đáo mà không món bánh nào có thể sánh được. Tuy nhiên, bánh chưng là món ăn dễ bị mốc nhất bởi nó là món ăn có độ ẩm cao, giàu dinh dưỡng, là môi trường phù hợp để nấm mốc phát triển.

Với đa số người Việt, khi thấy bánh chưng có dấu hiệu nấm mốc thì thường cắt bỏ phần mốc đi, giữ lại phần bánh còn lại để sử dụng. Tuy nhiên theo cảnh báo của chuyên gia, ăn bánh chưng bị mốc có thể tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc, ung thư rất cao.

Nếu bánh chưng có dấu hiệu này thì tuyệt đối đừng ăn vì có thể chứa

Bánh chưng là món ăn dễ bị mốc nhất.

Khi thấy bánh chưng bị mốc, hầu hết mọi người đều cắt bỏ phần mốc đi rồi ăn ngon lành. Thế nhưng, theo phân tích của các chuyên gia dinh dưỡng, đây là một thói quen rất nguy hiểm cho sức khỏe.

Bánh chưng mốc - coi chừng chứa chất độc aflatoxin

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội): "Khi bánh chưng đã bị mốc thì dù cắt bỏ phần hỏng thì nấm mốc vẫn có khả năng xâm nhập sâu vào bên trong bánh, khi ăn người dùng có thể đối mặt với nguy cơ ngộ độc".

Nghiêm trọng hơn, theo chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ CKI Trần Thị Minh Nguyệt: "Tất cả các thực phẩm bị mốc đều có khả năng sinh ra các độc tố. Đặc biệt, có aflatoxin gây độc cho gan, ochratoxin gây độc thận".

Trong đó, nguy cơ nhiễm bệnh vì aflatoxin là nguy hiểm nhất. Độc tố này sản sinh từ nấm mốc, có thể gây ngộ độc cấp tính cho người ăn. Nghiêm trọng hơn, độc tính của aflatoxin còn nguy hiểm gấp 68 lần asen và 10 lần so với kali xyanua, có khả năng phá hủy mô gan cực kỳ nghiêm trọng.

Nếu bánh chưng có dấu hiệu này thì tuyệt đối đừng ăn vì có thể chứa

Độc tính của aflatoxin còn nguy hiểm gấp 68 lần asen và 10 lần so với kali xyanua, có khả năng phá hủy mô gan cực kỳ nghiêm trọng.

Năm 1993, aflatoxin đã được Cơ quan nghiên cứu quốc tế về bệnh ung thư (IARC) thuộc WHO đánh giá là chất gây ung thư tự nhiên và là một chất có độc tính cao.

Độc tố aflatoxin thường xuất hiện nhiều nhất trên ngũ cốc đó là gạo, ngô, lạc... Chính vì vậy, các chuyên gia khuyên mọi người không nên sử dụng bất cứ sản phẩm nào đã bị nấm mốc. Kể cả khi bạn rửa sạch, đun lại kỹ thì nấm mốc vẫn có thể lây lan qua các phần khác, mắt thường cũng không thể thấy được, có khả năng gây hại cho cơ thể.

Với món bánh chưng, tốt nhất nên ăn khi bánh còn mới, khi có dấu hiệu bị mốc, có mùi chua, bị vữa... thì nên tuyệt đối loại bỏ, không được phép ăn.

Ngoài ra, các loại hạt ngày Tết như hướng dương, lạc, bí... khi nhận thấy dấu hiệu bị mốc cũng cần vứt bỏ ngay.

Aspergillus.jpg

Hình ảnh nấm mốc dưới kính hiển vi.

Nên bảo quản bánh chưng như thế nào để hạn chế nấm mốc?

Theo các chuyên gia, để hạn chế nấm mốc phát triển trong bánh chưng, bạn cần phải cẩn trọng từ khâu làm bánh đến khâu bảo quản. Cụ thể như sau:

Gói bánh:

- Lá dùng để gói bánh nên được rửa kỹ và để ráo nước. Quá trình gói không nên quá chặt tay hoặc quá lỏng tay.

Nếu bánh chưng có dấu hiệu này thì tuyệt đối đừng ăn vì có thể chứa

Để hạn chế nấm mốc phát triển trong bánh chưng, bạn cần phải cẩn trọng từ khâu làm bánh đến khâu bảo quản.

Luộc bánh:

- Trong khi nấu cần luộc làm sao để bánh được chín đều.

- Sau khi bánh được dỡ ra, nên rửa lại bánh bằng nước sạch để loại bỏ nước, nhớt khi luộc còn bám trên bánh, tránh cho bánh bị ôi thiu nhanh, nhất là khi thời tiết nắng nóng. Tiếp đó, hãy dùng mâm hoặc vải nilon phủ lên, sau đó đặt vật nặng đè lên trên.

Bảo quản bánh:

- Để bánh trong ngăn mát, nhiệt độ từ 5-10 độ C. Ăn tới đâu, cắt tới đó, phần còn lại được gói kĩ trong túi nilon.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/neu-banh-chung-co-dau-hieu-nay-thi-tuyet-doi-dung-an-vi-co-the-chua-chat-doc-gap-68-lan-asen-gay-ngo-doc-va-ung-thu-20210205214048819.chn)

Tin cùng nội dung

  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý sẽ giúp bạn phòng ngừa những nguy cơ mắc bệnh ung thư.
  • Để tìm hiểu thêm các thông tin từ Viện Ung thư Quốc gia (NCI) về dinh dưỡng và điều trị bệnh ung thư, xem bài
  • Những người được chẩn đoán bị Ung thư sẽ quan tâm đến việc dùng các Vitamin và các chế phẩm bổ sung như thực phẩm chức năng, các thảo dược và các chiết xuất đang được dùng rộng rãi để tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm tác dụng phụ của hóa trị và xạ trị.
  • Ung thư tụy là ung thư bắt nguồn từ tụy. Có nhiều loại ung thư tụy, tùy vào loại tế bào ung thư mà diễn tiến và triệu chứng hoàn toàn khác nhau. Loại thường gặp nhất, chiếm trên 90%, là ung thư biểu mô ống tuyến tụy
  • Ung thư tuyến giáp không phải là một loại bệnh ung thư rất thường gặp. Có nhiều loại ung thư tuyến giáp khác nhau và mỗi loại có phương pháp điều trị khác nhau. Tiên lượng cho những người mắc bệnh ung thư tuyến giáp khác nhau tùy thuộc vào loại ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên, nói chung, ung thư tuyến giáp có tiên lượng tốt.
  • Ung thư phổi là nguyên nhân gây Tu vong do ung thư hàng đầu tại Hoa Kỳ ở cả nam và nữ. Số người ch*t vì ung thư phổi hàng năm nhiều hơn tổng số người ch*t vì ung thư đại tràng, tuyến tiền liệt, vú và buồng trứng.
  • Ung thư vú là loại ung thư rất phổ biến ở phụ nữ. Việc chụp nhũ ảnh và thăm khám vú thường xuyên giúp phát hiện khối u sớm và giúp chữa trị hiệu quả.
  • Ung thư dạ dày là sự tăng sinh của các tế bào ung thư trong niêm mạc và thành dạ dày.
  • Cùng với ung thư vú, ung thư cổ tử cung rất phổ biến ở phụ nữ. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về căn bệnh này.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY